nh́n lại , một thời


LK thân mến,

......Những lá thư đă đem lại niềm vui cho những con suối tưởng chừng đă khô đă cạn (Suối Đă Khô Đă Cạn . ca khúc hoangngocduc) ....K c̣n nhớ hay là đă quên ,đến hẹn đă trở về, sau những trận gió Lào khô cháy thổi suốt ba bốn tháng trên vùng đất khô cằn ,gừng cay muối mặn.!
Hoàng Ngọc Đức gần như cũng đă đúng hẹn và đă gửi cho bên tê hai bài ca đầu đời của Nhạc Sĩ ,Nhà Thơ Nguyễn Thanh Tịnh ,bào đệ của giáo sư Nguyễn Văn Hai mà không một sinh viên Huế nào mà không nhớ đến! Nhớ đến một thời hoang dại , một thế hệ tưởng chừng đă qua đi!

Nguyễn Thanh Tịnh đă bỏ ta mà ra đi !

Sau Mùa Hè Đỏ Lửa 1972, những người trẻ tuổi gốc Huế , v́ những biến động thời cuộc đă rơi vào một cuộc tao ngộ thơ mộng ở Thành Phố Đà Nằng , những người đă từng sống quây quần với nhau từ thời trẻ thơ dưới mái trường nầy nọ ,và nhiều người xuất thân từ trường Quốc Gia Âm Nhạc Huế. Cuộc trùng phùng đó đă hiến tặng cho chúng tôi cuộc gặp gỡ nhạc sĩ Trần Quang Lộc và nhất là Chàng Du Tử Nguyễn Thanh Tịnh , lúc đó anh là người vừa đào ngũ lần thứ hai sau bốn tháng đi làm lao công đào binh! Gặp gỡ chúng tôi , anh đă chuyển từ làm thơ sang viết ca khúc . Chính anh là người đầu tiên đă in tập ca khúc đầu tay bằng roneo Du Tử Ca .

Những ca khúc mang một nỗi buồn man mác của một thời tao loạn, những cuộc t́nh đắm say không khi nào trọn vẹn. Những ca khúc đă làm ấm lại những trái tim hoang mang của một thế hệ đỏ lửa chiến tranh! Chúng đă từng nuôi sống chúng tôi bằng những họat động thi ca âm nhạc dưới tiếng gầm thét của những chiếc máy bay fantomes hàng đêm xuất phát từ phi trường Đà Nẵng ra đi cho những phi vụ không bến không bờ .Hoặc nói giống như những lời tâm sự của Phạm Quỳnh Anh,chúng tôi chỉ biết chiến tranh qua h́nh ảnh của những chiếc trực thăng giận dữ cất cánh, hạ cánh từ phi trường Non Nước ở Đà Nẵng, trên những chiếc máy bay đó ,nhiều người phi công lại là bạn thân của chúng tôi như nhạc sĩ Đăng Nhiếp chẳng hạn.

Thời đó ,hằng đêm Hoàng Ngọc Đức và Trần Thị Mộc Lan ,kiếm sống bằng chơi đàn trong Quân Nhạc DANUBE,một h́nh ảnh nghệ thuật nhất của Đà Nẵng thời đó. Một cập duo trữ t́nh và tài hoa ,hằng đêm với những tác phẩm piano+violon làm dịu đi những trái tim hoang dại của những phi công như trung tá Trụ, trung tá Thu, những người chiến binh thấm mệt khác! Quay cuồng chung quanh hai người đó là những khuôn mặt bạn bè như luật sư Bùi Đăng Hà , người lănh đạo và tổ chức vĩ đại những chương tŕnh concert cho các nhạc sĩ có khi mới từ Huế vô, như Vĩnh Hưng(pianist),Vĩnh Tuấn (clarinette), Nguyễn Hữu Ty, Đinh Đoàn Phúc ,Vơ Đại Lợi, guitarists) , những ca sĩ như Lệ Minh , Thu Cúc ,Phương Bích cho những chương tŕnh nhạc cổ điển ,bán cổ điển.

Bên cạnh đó chúng tôi thường xuyên tổ chức recitals cho những ca khúc của bọn người chúng tôi viết ra ,nhiều khi trên một sân khấu ,của một trường học , của Hội Việt Mỹ , trường Pascal ,giảng đường của Trường Bồ Đề chẳng hạn. Và rất nhiều khi ,trên vỉa hè của một con phố , nhà của cường hào Ta Quang Khôi,nhà của nhà văn Duy Lam (!!!!,cũng đă ra đi!), nhà của Trần Đinh Thanh Lam , Hoàng Ngân Hà , Huỳnh An...Rồi th́ có những tiếng hát không thể nào quên . Làm cho thế nào mà quên được !(Phạm Duy,2006) Không thể nào quên được những tiếng hát học tṛ trường Phan Thanh giảng ,học tṛ của Cô Giáo trẻ dạy tiếng Pháp Mộc Lan ,học tṛ của Thầy Đoàn Thế Đức (violonist) . Những Nguyễn Thuỷ Lưu, Thùy Dương, Thanh Nhàn, Nguyễn Thúy Nga...va giọng ca Trần Quang Lộc.

Nguyễn Thanh Tịnh là người đầu tiên trong nhóm bốn người Hoàng Ngọc Đức,Trần Quang Lộc, Cao Hữu Điền ,Nguyễn Thanh Tịnh đă cho ra đời tập ca khúc Du Tử Ca.

Cách đây sáu năm , lần sum họp thứ ba của chúng tôi ở Sài G̣n, lạ lùng thay ,những khuôn mặt của thời hoang dại lại được tạm cư gần đầy đủ trên Đất Phương Nam , dĩ nhiên c̣n vắng nhiều như Hoàng Thi Thao, Phước Kèn , Vũ Thân Tuy An....v.v....nhưng lại có được thêm những khuôn mặt của thời trẻ dại như Mỹ Hạnh , Nguyễn Thị Nhan (pianist) Hồ Văn Thái Huỳnh (guitarist) Trần Văn Bùi , Đăng Nhiếp (Composers) ...v v..Ôi thật là đông đảo...Lần nầy mọi người quây quần quanh cô giáo Mộc Lan ,bây giờ đă tháo giầy đi làm nghề buôn thúng bán mẹt .

Một hôm tại nhà Mộc Lan trong một đêm ca hát, lại chính Nguyễn Thanh Tịnh nói với Trần Quang Lộc và Dương Đ́nh Hưng : Cho đi lại từ đầu ! Tại sao không? Sau đó chính anh liên hệ với ca đoàn của nhà thờ Đức Bà ,để in lại tập Du Tử Ca của anh với h́nh ảnh Chúa Giê Su trên trang b́a ,do chính anh vẽ ,bởi v́ Đối Với Anh ,Ngài Giê Su là h́nh ảnh chàng Du Tử đáng kính yêu nhất trên cơi thế này.

Anh và bạn thân của Anh, Dương Đ́nh Hưng ,đă thu âm(vẫn là người đầu tiên trong bốn người du tử ) với tiếng hát Yến Phương,ca đoàn Nhà Thờ Đức Bà Sài G̣n , những ca khúc của một thời trẻ dại. Năm 2004 ,anh Nguyễn Thanh Tịnh lại gợi ư tổ chức một chuyến trở về một thời hát ca ,hát trước những đám đông ,với những người biết tên biết mặt ,và không biết tên biết mặt ,hát để trang điểm cho thế gian đẹp đẽ vô ngần.

Anh Nguyễn Thanh Tịnh đă ra đi vào ngày lễ thầy giáo 20/11/2004 ! Trong h́nh ảnh của Ngài Giê Su ,người đem tin mừng cho Thế Gian...

Đă đến giờ ra phi trường Phú Bài ,trở lại với trần gian lao khổ! Hoàng Ngọc Đức, Trần Quang Lộc sẽ viết tiếp vài ngày nữa!

Thân chào,

CHD

***

LK thân mến,

Ai cũng rất thích được gọi là nhóm Nghệ Sĩ Chân Trần!

Ngày xưa, những ngày tháng lêu bêu hát rong giữa chợ trong nhóm có Phương Xích Lô Mẫn Xích Lô đạp xích lô mà không có mang dép ,đi chân dưới đất bùn đen, nên chúng tôi tự gọi là Nghệ Sĩ Chân Đất , bây giờ nghe cũng c̣n hay ,nhưng nó gợi lại những kỹ niệm đói nghèo hơi buồn bă! Những ngày tháng đó đă lùi tan và đang biến mất ! V́ vậy nghe gọi Nhóm Nghệ Sĩ Chân Trần th́ sang hơn và thi vị hơn , có nhiều thẩm mỹ hơn. Chân đất nhắc cho tôi ngày c̣n bé thơ ,5 ,6 tuổi ,thường được đi theo Ba Mẹ nuôi qua Chợ Đông Ba trên chiếc xe kéo có một phu xe, kéo từ đằng trước chạy khi nhanh khi chậm để thở ra hít vô mà dưới chân lại không mang một chiếc dép nào hết !

C̣n Chân Trần với Hai Bàn Chân Giao chỉ nhắc lại thời tuổi trẻ thơ mộng của chúng tôi,thập niên 60,70 với những cuộc biểu t́nh phản chiến ở khắp mọi nơi .Bên trời Tây th́ có phong trào HIPPIES ,mất tin tưởng, mất phương hướng tụ họp ca hát ,sống cuồng sống vội của thời hậu hiện sinh , những ca nhạc sĩ như Bob Dylan , Joan Baez , The Beatles , ..... viết và hát những bài ca phủ nhận chiến tranh ,mơ ước về một thế giới hoà b́nh . Ở VN thanh niên sinh viên cùng đi biểu t́nh tranh đấu đ̣i tái lập ḥa b́nh và cũng họp đoàn ca hát ,nào là nhacTrinh Công Sơn ,như bài Hăy nói giùm tôi ...! như một lời trăn trối của Quách Thị Trang , thời đó chúng tôi mê say The Beatles , và thường hay hát "Imagine there 're no countries...!" như một niềm mơ ước !

Thời đó cũng đă tàn phai!

Vậy xin mời bạn bè hăy uống rượu vang Cali của Lê Tường Lâm để chúc mừng Nhóm Nghệ Sĩ Chân Trần có những trang thật đẹp và vui như một thời trẻ dại!
Xin chân thành cảm ơn LK!


Nhóm Nghệ Sĩ Chân Trần !

 

chân trần

 

art2all.net

art2all.net