Trần Ngọc Bảo

 

T́m thấy ư nghĩa trong cảm giác

Goenka (thiền sư Vipassana)

 

 

Đức Phật là nhà khoa học hàng đầu về tâm trí và vật chất (nama and rupa). Điều làm cho ngài thành một nhà khoa học không ai sánh bằng chính là khám phá của ngài rằng tanha, hay ham muốn (tham), và ghét bỏ (sân) — phát sinh từ vedana, hay cảm giác (thọ) ở trên thân thể.

 

Trước thời Đức Phật, người ta ít chú trọng tới cảm giác của thân. Quả thật, cảm giác trên thân thể chính là khám phá vĩ đại của Đức Phật trên con đường t́m kiếm để xác định nguồn gốc của khổ đau và phương tiện để chấm dứt khổ đau. Trước thời Đức Phật, các bậc thầy tâm linh Ấn Độ nhấn mạnh những lời dạy khuyến khích người ta tránh xa các đối tượng của giác quan và đừng chú ư đến các cảm giác sinh ra từ sự tiếp xúc với chúng.

 

Nhưng Đức Phật là một nhà khoa học vĩ đại. Ngài khảo sát kỹ các cảm giác. Ngài khám phá ra rằng khi chúng ta tiếp xúc với một đối tượng của giác quan thông qua một trong sáu cánh cửa của giác quan (tai, mắt, mũi, lưỡi, thân, tâm), chúng ta bám víu lấy cảm giác mà nó tạo ra, làm phát sinh ra tanha (muốn nó lưu lại và gia tăng) và ghét bỏ (muốn nó chấm dứt). Tâm trí khi ấy sẽ phản ứng với những suy nghĩ hoặc là “Tôi muốn” hoặc là “Tôi không muốn.” Đức Phật khám phá ra rằng mọi điều phát sinh ra trong tâm đều phát sinh cùng với các cảm giác trên thân và rằng các cảm giác này là đối tượng mà chúng ta sử dụng cho việc hành thiền.

 

Để thực tập th́ bước đầu tiên, là rèn luyện tâm trí cho thật sắc bén và nhạy cảm để nó tập nhận biết những cảm giác cho dù là tinh tế nhất. Công việc này được thực hiện thông qua anapana—thiền tập ư thức về hơi thở —trên một khu vực rất nhỏ dưới cánh mũi, bên trên môi trên. Nếu chúng ta tập trung sự chú ư vào vùng này, tâm trí sẽ càng ngày càng sắc bén, càng ngày càng tinh tế hơn. Đây là cách chúng ta bắt đầu có ư thức về mọi loại cám giác ở trên thân.

 

Kế đó, chúng ta nhận biết các cảm giác nhưng đừng phản ứng với chúng. Chúng ta có thể học cách duy tŕ thái độ b́nh thản trước các cảm giác nhờ vào sự hiểu biết bản chất hay thay đổi (vô thường) của chúng.

 

Dù cho nó là cảm giác dễ chịu, khó chịu hay trung tính, thô thiển hay vi tế, mọi cảm giác đều có đặc tính chung: đó là chúng sinh ra rồi diệt đi, sinh ra rồi diệt đi. Chúng ta phải thể nghiệm điều này thông qua việc thực tập, chứ đừng chấp nhận sự thật này chỉ v́ Đức Phật đă nói thế, đừng chấp nhận chỉ v́ khi suy luận chúng ta thấy nó có lư. Chúng ta phải trải nghiệm bản chất của cảm giác, hiểu được ḍng chảy của cảm giác, và tập không phản ứng với nó.

 

Khi chúng ta đạt tới những t́nh trạng ư thức sâu hơn, chúng ta có thể phát hiện các cảm giác ngày càng tinh tế hơn, tinh tế hơn, hay những rung động có tốc độ rất nhanh, sinh ra và diệt đi với tốc độ cực nhanh. Trong những trạng thái sâu này, tâm trí của chúng ta sẽ rất b́nh thàn, yên ổn, trong sạch cho nên chúng ta sẽ lập tức nhận ra bất kỳ sự bất tịnh nào đi cùng với trạng thái xáo động và lựa chọn thái độ không phản ứng một cách tai hại. Chúng ta thấy được một cách rơ ràng rằng chúng ta không thể nào làm hại người khác mà không làm hại chúng ta trước bằng cách tự làm cho ḿnh ô nhiễm với các cảm giác như ghét bỏ hay giận dữ hay thèm muốn. Nếu chúng ta thực tập như thế, chúng ta sẽ đi đến chỗ hiểu biết thông qua thể nghiệm sự thật sâu xa về anicca, hay vô thường. Khi chúng ta quan sát các cảm giác mà không phản ứng với chúng, các bất tịnh trong tâm chúng ta mất đi sức mạnh của chúng và không thể nào chế ngự chúng ta.

 

Đức Phật không chỉ đơn thuần thuyết giảng; ngài đă cung cấp cho chúng ta một kỹ thuật để giúp đỡ mọi người đạt đến một trạng thái mà họ có thể cảm thấy sự tai hại họ tự gây ra cho ḿnh. Một khi đă thấy điều này, th́ tự nhiên người ta phải lo giữ sila (giới), hay đạo đức. Khi chúng ta thụt bàn tay tránh khỏi lửa thiêu đốt, chúng ta tránh được việc làm hại ḿnh và hại người.

 

Thật là một khám phá vĩ đại khi quan sát các cảm giác trên thân thể, chúng ta có thể diệt trừ được nguồn gốc của các bất tịnh trong tâm. Khi chúng ta thực tập thêm nữa, các cảm xúc tiêu cực sẽ được chúng ta thấy rơ sớm hơn; ngay khi chúng phát sinh, chúng ta đă ư thức qua các cảm giác và có cơ hội để thực hiện các lựa chọn có tính đạo đức. Nhưng trước hết chúng ta cần  bắt đầu với những ǵ xuất hiện ở tầng lớp sâu trong tâm trí ta ở mức độ cảm giác. Nếu không th́ chúng ta sẽ làm cho ḿnh và người khác khốn khổ trong một thời gian rất dài.

 

_______________

 

S. N. Goenka  bắt đầu mở các khóa thiền vipassana 10 ngày ở Ấn Độ vào năm 1969. Những khóa học thiền vipassana hiện đang dược tổ chức cho các phạm nhân trong nhà tù, viên chức chính phủ, các công ty, trẻ em, và cả những người vô gia cư.

 

 

art2all.net