CÔNG VIÊN ĐÁ NHẬT BẢN
RIN RIN PARK
Công viên đá Nhật Bản, c̣n có tên là Rin Rin Park, được
công ty Tùng Sơn Thạch Hoa Viên xây dựng và khánh thành tháng 3 năm
2014 trên đường Xuân Thới Thượng 6, xă Xuân Thới Đông, huyện Hóc Môn
- ngày xưa là xứ sở của các vườn trầu, thời dân Nam c̣n … nhai cau (cho
vui!).
Nếu đi trên quốc lộ 1, theo hướng từ đông sang
tây, vượt qua ngă tư An Sương chừng 100m, rẽ phải sang đường Phan
Văn Hớn, vượt qua 4 trụ đèn giao thông, rồi rẽ phải một lần nữa. Đến
đây phải hỏi đường đến Hồ Cá Nhật Bản v́ đường Xuân Thới Thượng 6
này h́nh như không có biển tên, mà ở đây lại có hồ nuôi cá KOI, một
loại cá chép Nhật Bản.


Công viên đá Nhật Bản, cũng giống như ḥn non bộ hay giả sơn Việt
Nam, là một dạng đem thiên nhiên – rừng xanh, núi biếc, suối hồ - về
gần nhà ḿnh để . . . chơi. Giống với ḥn non bộ, thạch viên Nhật
Bản dùng những tảng đá to làm núi, nhưng khác với ḥn non bộ, thạch
viên không dùng bể nước làm suối khe, mà dùng đá trắng nhỏ làm sông.


Nhưng ở đây cũng có hồ bên sông đá nuôi cá Koi. Có cầu đỏ bắc ngang
với những trụ đèn mang phong cách Nhật.


Cá Koi là một loại cá chép, tên La Tinh là Cyprinus carpio, bà con
xa xa với cá vàng Việt Nam, nhưng được lai tạo thế nào để trên thân
h́nh nổi lên hai màu trắng, đỏ , là màu cờ Nhật Bản. Đặc biệt có
những con mang trên đầu hay trên thân h́nh một chấm tṛn màu đỏ
giống như mặt trời v́ người Nhật có truyền thuyết cho rằng tổ tiên
của họ là thần Thái dương.
Cá Koi được người Nhật lai tạo thành công và được
đưa đi triển lăm vào năm 1914 , nhân ngày sinh nhật của hoàng đế
Hirohito, lúc ấy c̣n là hoàng tử. Một từ khác của Nhật Bản đồng âm
với “koi”, có nghĩa là “yêu mến”. Qua từ này có thể thấy t́nh cảm và
sự kính trọng đặc biệt của người Nhật dành cho vua và hoàng gia- rất,
rất .. . khác với người Việt!

Dĩ nhiên, có những loại cá koi mang những mảng màu khác trên lưng,
như màu vàng, màu cam, màu trắng sữa, trắng bạc và đen. Ngày nay,
ngoài cá Koi gốc Nhật, c̣n có cá Koi gốc Hoa, cá Koi gốc Mă, được
nhập quốc tịch Việt Nam và cả cá Koi lai do người Việt “tạo ra”.
Cá koi Nhật có chiều dài từ 20cm tới 90cm, giá cả đi từ 30.000 đồng
(cá con) tới 40 triệu đồng (cá cha), 400 triệu đồng (cá ông nội!) .

Loại cây chủ đạo trong vườn đá Nhật Bản này là tùng la hán, hay tùng
vạn niên(ở Huế gọi là tùng Bạch Mă) và sanh.

Tùng là một loại cây mà văn hóa Á đông xem là cây tượng trưng cho
đức tính thanh liêm, chính trực của người quân tử v́ thân thẳng.
Ngoài ra tùng c̣n mọc ở nơi rừng sâu, núi đá, chịu đựng được mưa gió,
băo tố, các loại khí hậu nóng lạnh khắc nghiệt và luôn luôn xanh
tươi, cho thấy một sức sống mạnh mẽ, luôn trẻ trung. Trong các loại
tùng (tùng cối, tùng liễu, tùng bách tán, tùng đuôi ngựa, tụng bạch
đầu) th́ tùng la-hán ( tên La tinh là Podocarpus chinensis) được quí
trọng nhất.
Tùng c̣n là một loài cây quí v́ nhựa của cây tùng
già được gọi là hổ phách, có thể dùng làm hương liệu và dược liệu.

Trong công viên cũng có một số tác phẩm điêu khắc bằng đá tạc h́nh
kỳ lân, rắn, khủng long và ... cóc!

Nhưng những tác phẩm lớn nhất lại là đá mang h́nh dáng tự nhiên.

Trên đây là một tác
phẩm nặng 60 tấn

Tác phẩm điêu khắc
đá ở giữa nặng 110 tấn có tên là Tùng Hạc Đồng Xuân. Tác phẩm bên
phải nặng 70 tấn.
Cả ba đều là tác phẩm của các nhà điêu khắc Nhật Bản.
(Những tác phẩm này cũng như những tảng đá trong công viên, và cả
cây cảnh đều được đưa từ đất nước mặt trời mọc sang.)
Loài hạc trong văn hóa Á đông cũng được xem là một loài chim thanh
cao (có lẽ do cổ cao và cẳng cao chăng?) và có tuổi thọ cao cho nên
tuổi già cũng được ví von là “tuổi hạc”.
Ở Việt Nam,tượng hạc đứng trên lưng rùa, là các
linh vật, thường được đưa vào trang trí các đ́nh , chùa, miếu mạo,
tượng trưng cho sự trường thọ, cho tính chất thường hằng, vĩnh cửu.
Nhưng con hạc được tôn sùng này không trùng khớp với con hạc có tên
khoa học là Ciconia. Có lẽ con hạc xưa là h́nh tượng cách điệu của
loài sếu, bà con với c̣, diệc.
Nhớ người xưa có câu:
Vạn cổ thanh tùng xuất bất lăo
Thiên thu bạch hạc thọ vô cương
Sống trong một thế giới đầy náo động, ô trược, biến đổi quá nhanh,
và cuộc sống con người quá ngắn ngủi, người ta thường mơ về một cơi
sống yên b́nh, trong sạch, tươi trẻ và thường hằng. Công viên đá
Nhật Bản thể hiện một giấc mơ như thế.

Trầm tư giữa ḍng
sông đá.
TRẦN NGỌC BẢO