đỗ tư nghĩa

 

 

t ́ m   l ạ i   n ụ   c ư ờ i

 

23. Trung đạo

 

 

 

        

Trung Đạo làm mở đôi mắt, tạo ra sự hiểu biết, dẫn đến an b́nh, tuệ giác, và giác ngộ.

Đức Phật

 

Hai tăng sinh đang tranh luận về một vấn đề triết học th́ sư phụ họ đi ngang qua. Họ ngăn ông lại, nhờ ông giải quyết mối bất đồng của họ. Tăng sinh thứ nhất  giải thích sự hiểu biết của ḿnh. Nghe xong, vị thầy đáp, “Con nói đúng.” Tăng sinh thứ hai phản đối, và đưa ra luận cứ hoàn toàn trái ngược với người thứ nhất. Nghe xong, vị thầy nói, “ Con nói đúng.” Tăng sinh thứ ba, từ năy giờ lắng nghe, hỏi một cách phẫn chí, “ Nhưng bạch thầy, thầy bảo rằng cả 2 huynh đệ đều nói đúng, trong khi những lời giải thích của họ th́ trái nghịch nhau, và không thể nào cả hai đều đúng.” Vị thầy đáp, “Con nói đúng.”

Thiền Truyện

 

Trong trầm cảm, tất cả mầu sắc dường như đă bị tát cạn ra khỏi thế gian. Đối với ta, mọi sự dường như chỉ c̣n lại hai màu đen và trắng. Trầm cảm làm gia tăng cái khuynh hướng quen thường của ta – suy nghĩ trong hai cực đoan, đen và trắng. Tri giác ta không nhận biết những gam màu tinh tế khác. Sự vật hiện ra theo kiểu hoặc là có (are) hoặc là không. Có thể phải mất một thời gian để đến với một quyết định, nhưng khi ta thực sự làm một lựa chọn, th́ nó thường là một quyết định theo kiểu hoặc là cái này/ hoặc là cái kia. Thực vậy, sự khó khăn của ta trong việc làm những quyết định một phần phát xuất từ sự kiện rằng ta đang suy nghĩ trong cách cứng đờ như thế, và ta thật sự khó nắm bắt những cái tinh tế (subtleties) của nhiều khả tính trong tâm ḿnh.

Nhưng mặc dù những cực đoan cứng đờ có thể khiến ta dễ chịu, chúng hiếm khi mô tả đúng hiện trạng của những sự việc hiện tiền. Chúng ta chỉ cần nh́n vào những cuộc chiến tranh đức lư, chính trị hay tôn giáo, để thấy là những quan điểm cực đoan đă đưa chúng ta tới đâu. Mặc dù an nghỉ trong những cực đoan thật là dễ chịu, bởi v́ chúng cho ta một sự chắc chắn thoải mái, th́ sự chắc chắn này sau cùng là chỉ một ảo tưởng đau đớn.

Đức Phật nói đến giáo huấn của Ngài như là con đường giữa, giữa những cực đoan mà Ngài thấy trong thế giới của Ngài vào thời đó. Đây là những cực đoan giữa việc t́m b́nh an hoặc trong lạc thú giác quan hoặc trong việc tu tập khổ hạnh. Trung đạo nằm giữa tính ích kỷ và sự quên ḿnh, giữa việc nh́n thấy hiện hữu như là thực và thấy nó như là một ảo tưởng.

Con đường giữa là lối đi khó khăn để theo, bởi v́ nó vô cùng uyển chuyển và linh hoạt. Nó thường đ̣i hỏi chúng ta giữ hai ư tưởng mâu thuẫn trong tâm ḿnh cùng một lúc. Nó có nghĩa là giữ thăng bằng trên cái lưỡi dao cạo§, và tránh sự cám dỗ của những câu trả lời dễ dàng.

Cách đây một thời gian ngắn, tôi dự tang lễ một người rất nhân ái mà tôi đă làm việc với. Tại khóa lễ, vị mục sư yêu cầu những người tham dự nói về những kỷ niệm của họ với Michael. Nhiều người nói về tính nhân ái và ḷng vị tha của anh, và anh đă động viên người khác như thế nào.  “Bạn nên có cái mà bạn muốn.”

Trong một khoảnh khắc không ai lên tiếng, và dường như không c̣n ǵ để nói nữa. Rồi bạn tôi, Elaine, một người phụ nữ có dáng “bà nội”, chậm răi đứng lên. Giữa cái không khí trang nghiêm này, giọng nói oang oang của cô vang lên. “ Về mặt khác…”, cô bắt đầu, và kể về việc anh đă động viên cô mua một chiếc áo khoác mà cô không đủ tiền để mua, như thế nào. Anh nói với cô:  “Bạn phải có cái mà bạn muốn.” Cô yêu mến Michael, cô nói, nhưng cô muốn anh biết rằng, cho tới nay, cô vẫn đang phải trả nợ cho cái áo khoác đó.

Khi nhắc chúng ta nhớ đến mặt trái của những sự việc, Elaine đă khôn khéo mang tất cả chúng ta trở lại vào trong “ chính giữa”, nơi mà lối đi đến chân lư được t́m thấy.

Đi theo con đường này là chấp nhận sự căng thẳng giữa những quan điểm và những khả tính đối nghịch nhau. Đó là  nhận biết rằng, có thể là cả hai đều đúng. §

Thực tập trung đạo đ̣i hỏi rằng chúng ta giữ cho mọi tin tưởng và ư tưởng của ta được uyển chuyển, và cởi mở, chấp nhận khả tính rằng cách suy nghĩ của ta và những ǵ mà ta tin tưởng, tất cả đều có thể thay đổi

Trong sự phấn đấu để vượt lên trầm cảm của ḿnh, điều này này có thể có nghĩa là đứng ở giữa sự lưỡng lự. Lưỡng lự ở chỗ: Nên giải quyết tất cả những vấn đề của ḿnh bằng y học, hay có thể bằng cách nào khác?  Nên xem trầm cảm chỉ như là một cơn bệnh vật lư, hay nên xem nó như một cơn bệnh về tâm lư, hay do kỹ năng thích nghi kém của ḿnh? Nên nỗ lực chữa chạy để lành bệnh, hay cứ buông xuôi, đầu hàng, để khiên cưỡng gọi đó là một giải pháp?

Trung đạo cũng đ̣i hỏi ta nh́n vào tất cả những hành động và những lựa chọn của ḿnh trong ánh sáng của tính thực tiễn. Nó cũng đ̣i hỏi ta không được rời mắt khỏi tính tâm linh, là cái phải là chỗ dựa cho quyết định của ta. Sau cùng, chúng ta phải tránh cả sự cuồng tín lẫn sự thiếu quyết đoán (do dự), và nh́n vào cái cần phải làm trong khoảnh khắc này.

 

KHÁM PHÁ THÊM:

Hăy nhận diện (nêu ra) một t́nh huống mà với nó bạn đă và đang gặp khó khăn. Nó không cần phải có liên quan đến trầm cảm của bạn; nó có thể là một vấn đề về công ăn việc làm, một rắc rối về quan hệ, một khó khăn tại nhà.

Bây giờ hăy để cái vấn đề đó lưu lại trong trí bạn một vài phút. Hăy để nó lắng xuống qua những tầng ư nghĩ của bạn, trôi bồng bềnh về phía dưới do chính cái trọng lượng của nó, cho đến khi nó ổn định tại bụng dưới của bạn. Khi những ư tưởng về cái phải làm khởi lên, chỉ đơn giản ghi nhận chúng.

Hăy tưởng tượng cái vấn đề như là một vật cứng, tṛn và khó mở ra. Hăy lấy nó làm đối tượng cho sự chú ư của bạn. .

Bây giờ, trong khi bạn xem xét cái vấn đề, hăy để cho nó tách ra như hai nửa của một quả cam. Hăy chỉ đơn thuần nh́n vào nó. Hăy đẩy hai nửa này càng xa nhau càng tốt, trong khi bạn “phân cực” ( polarize) hai cách tiếp cận của bạn với cái t́nh huống. Nếu bạn thấy chính ḿnh đang nghĩ về nó theo một cách, th́ hăy đẩy cái quan điểm đó sang một thái cực khác, hầu như phi lư, và rồi hăy xem xét cái đối nghịch (với nó) sẽ là thế nào.

Hăy tiếp tục suy tưởng về nó trong cách này, cho đến khi bạn đă đẩy hai nửa này tách ra xa nhau như bạn tin rằng bạn có thể. Hăy tưởng tượng rằng bạn nắm mỗi cách suy nghĩ trong một tay, giữ cân bằng cái sự thật và thực tại của chúng trong hai bàn tay bạn. Bạn có thể thấy cái chân lư trong mỗi bàn tay của bạn ?

Hăy lấy cái hạt giống sự thật trong mỗi bàn tay, và đặt cả hai hạt giống này trước mặt bạn. Hăy để chúng nằm đó một vài phút.

Bạn có thể t́m thấy một cách tiến hành mà tránh cả hai cực đoan này, và thế nhưng nó chứa đựng hạt giống của sự thật vốn có mặt trong mỗi cực? Hăy tiếp tục giữ cho chúng tách rời (biệt) nhau trong khi bạn di chuyển về phía trước dọc theo cái lối đi, giữ thăng bằng giữa hai cực đoan này.

 

* * * * * * * * * *

 

Hăy ghi nhận (notice) phản ứng hay những đáp ứng của bạn trước những t́nh huống trong vài ngày. Trước khi đáp ứng với, hay hành động trên, một t́nh huống, hăy dừng lại để xem xét cái đối nghịch của nó như là một cách thức đáp ứng thích hợp. Bạn có thể dùng cái đối nghịch để điều ḥa cách tiếp cận quen thường của bạn không? Có một một con đường giữa mà bạn có thể dùng để tiếp cận cái vấn đề không ?

 


 

§ Dựa theo ư một câu trong Katha – Upanishad: “ Đi trên một lưỡi dao cạo thật là khó. Con đường dẫn đến sự giải thoát cũng khó như vậy.” Nhà văn Anh Somerset Maugham có một cuốn tiểu thuyết nhan đề Lưỡi Dao Cạo, cũng được gợi ư từ câu này. (ND).

§ Có nghĩa là, trong mỗi “cực đoan”, đều có một phần đúng, nhưng không phải toàn bộ đều đúng. (ND).

 

             

trở về mục lục:

t́m lại nụ cười

 

 

trang đỗ tư nghĩa

chân trần

art2all.net