ĐỖ TƯ NGHĨA

 

THẾ GIỚI TÔI ĐANG SỐNG

 

CHƯƠNG XII

MẮT MÙ NHƯNG TÂM KHÔNG MÙ [54]

 

          Do vậy, giữa cuộc sống – cuộc sống sôi nổi, cấp bách – đứa trẻ điếc-mù bị xiềng vào cái tảng đá trần trụi của hoàn cảnh, như con nhện gửi những sợi tơ nhện của tư tưởng vào trong cái hư không vô lượng vốn bao quanh nó. Một cách kiên nhẫn, nó khám phá bóng tối, cho đến khi nó xây dựng một kiến thức về cái thế giới mà trong đó nó sống, và linh hồn nó gặp cái đẹp của thế giới, nơi mà mặt trời luôn chiếu sáng, và chim chóc hát ca. Đối với đứa trẻ mù, bóng tối th́ nhân ái. Trong đó, nó không thấy cái ǵ phi thường hay kinh khủng. Đó là thế giới quen thuộc của nó; ngay cả sự quờ quạng từ nơi này sang nơi nọ, những bước đi ngập ngừng, sự lệ thuộc vào những người khác, dường như không kỳ lạ với nó. Nó không biết là cái bóng tối đă giam nhốt nó, cướp đi của nó bao nhiêu lạc thú. Cho măi đến khi nó cân cuộc đời ḿnh trên cái cân [kinh nghiệm] của những người khác, th́ nó mới nhận thức được thế nào là sống vĩnh viễn trong bóng tối. Nhưng cái kiến thức dạy cho nó cái sự cay đắng này, cũng mang đến niềm an ủi của nó – ánh sáng tâm linh, sự hứa hẹn của cái ngày mà sẽ đến.

Đứa bé điếc-mù, đă thừa hưởng cái tâm trí của tổ tiên nó – những người sáng mắt và sáng tai – một tâm trí tương ứng với 5 giác quan. Do vậy, nó phải bị ảnh hưởng, dù nó không hay biết, bởi ánh sáng, màu sắc, bài ca vốn đă được trao truyền qua ngôn ngữ mà nó được dạy, bởi v́ tâm trí sẵn sàng để tiếp nhận cái ngôn ngữ đó. Bộ năo của loài người th́ thấm nhuần với màu sắc, đến nỗi, nó “nhuộm” ngay cả tiếng nói của người mù. Mọi vật thể mà tôi nghĩ về, đều có dấu vết của màu sắc vốn thuộc về chúng bằng liên tưởng và trí nhớ. Kinh nghiệm của người điếc-mù, trong một thế giới của những người sáng mắt và sáng tai, th́ giống như thế giới của một thủy thủ trên một ḥn đảo, nơi mà những cư dân nói một ngôn ngữ xa lạ với anh ta, và đời họ cũng không giống cuộc đời mà anh ta đă sống. Anh ta là một, họ th́ nhiều; không có cơ hội nào để thỏa hiệp. Anh ta phải học để nh́n với đôi mắt họ, nghe với đôi tai họ, suy nghĩ những ư tưởng của họ, và theo đuổi những lư tưởng của họ.

Nếu cái thế giới tối tăm, câm lặng vốn bao quanh anh ta là hoàn toàn khác với cái thế giới đầy ánh nắng, đầy âm thanh, th́ đồng loại của anh ta không thể hiểu nó, và hai thế giới sẽ không bao giờ thảo luận được với nhau. Nếu những cảm nhận và cảm giác của anh ta là khác biệt một cách nền tảng với những t́nh cảm và cảm giác của những người khác, th́ chúng sẽ không thể nào quan niệm được, trừ ra với những người có những cảm giác và t́nh cảm tương tự.

Nếu cái ư thức của người mù-điếc là tuyệt đối khác biệt với cái ư thức của đồng loại, th́ anh ta không có phương tiện nào để tưởng tượng cái mà họ suy nghĩ. Bởi v́ tâm trí của người mù là cơ bản giống như tâm trí của người sáng mắt, ở chỗ nó không thừa nhận sự thiếu hụt nào, nó phải cung cấp một loại tương đương nào đó cho cái cảm giác thể lư bị thiếu mất. Nó phải tri giác một sự tương tự giữa những vật bên ngoài và những vật bên trong, một sự tương ứng giữa cái thấy được và cái vô h́nh. Tôi sử dụng sự tương ứng như thế trong nhiều quan hệ, và bất luận tôi theo đuổi sự tương tự đó bao xa đối với những sự vật mà tôi không thể thấy, th́ nó vẫn phần nào “bù đắp” cho những giác quan bị thiếu của tôi.

Như là một “giả thiết tạm thời,” th́ sự tương ứng là thỏa đáng trong toàn bộ sự sống, xuyên qua toàn bộ phạm vi của những hiện tượng. Tia chớp của tư tưởng và sự mau lẹ của nó giải thích tia chớp và sự quét của một sao chỗi xuyên qua bầu trời. Bầu trời tinh thần của tôi mở ra cho tôi những khoảng không gian bao la, và tôi khởi sự đổ đầy chúng với những h́nh ảnh của những ngôi sao tâm linh của ḿnh. Tôi nhận ra chân lư bằng sự rơ ràng và sự hướng dẫn mà nó ban cho tư tưởng của tôi, và, biết sự rơ ràng ấy là ǵ, tôi có thể tưởng tượng thế nào là ánh sáng đối với con mắt. Nó không phải là một quy ước của ngôn ngữ, mà là một cảm nhận sinh động về thực tại, mà nhiều lúc khiến tôi giật ḿnh khi tôi nói: “Ồ, tôi thấy sự sai lầm của tôi!” Hay, : “Đời anh ta mới tối tăm, buồn bă làm sao!” Tôi biết đây là những ẩn dụ. Tuy nhiên, tôi phải dùng chúng để chứng minh, bởi v́ không có ǵ trong ngôn ngữ của chúng ta để thay thế chúng. Cái tương ứng với những ẩn dụ của người mù-điếc, nó không hiện hữu và không cần thiết. Bởi v́ tôi có thể hiểu từ “phản ánh” theo nghĩa bóng, nên một cái gương chưa bao giờ khiến cho tôi bối rối. Cái thể cách mà trong đó trí tưởng tượng của tôi tri giác những sự vật vắng mặt, cho phép tôi “thấy,” như thế nào mà những tấm gương có thể phóng đại sự vật, đưa chúng đến gần hơn, hay đẩy chúng đi xa hơn.

Nếu bạn từ chối sự “tương ứng” này của tôi, cái giác quan nội tại này; nếu bạn nhốt tôi vào cái thế giới bị phân mảnh, rời rạc này của xúc giác, th́ hăy nh́n xem, tôi sẽ giống như một con dơi lang thang đó đây trên đôi cánh.

Giả thử rằng, tôi bị thiếu mất tất cả những từ chỉ thị giác, thính giác, màu sắc, ánh sáng, phong cảnh, ngàn hiện tượng, dụng cụ, và những cái đẹp nối kết với chúng. Tôi sẽ nhận chịu một giảm sút lớn về cái kinh ngạc và thú vị trong việc thu thập kiến thức; thêm nữa – mất mát khủng khiếp hơn – những cảm xúc của tôi sẽ bị cùn nhụt, đến nỗi, tôi không thể xúc chạm những sự vật vô h́nh.

Có cái ǵ nổi lên để bác bỏ sự thỏa đáng của sự tương ứng? Phải chăng một khoang nào đó của bộ năo của người mù được mở ra và được phát hiện là trống rỗng? Đă có nhà tâm lư học nào khám phá tâm trí của người mù, và có thể nói rằng: “Không có cảm giác nào ở đây” ?

Tôi giẫm lên mặt đất vững chắc; tôi thở làn không khí thơm tho. Từ hai kinh nghiệm này, tôi h́nh thành vô số liên tưởng và sự tương ứng. Tôi quan sát, tôi cảm nhận, tôi suy nghĩ, tôi tưởng tượng. Tôi liên kết vô số ấn tượng, kinh nghiệm, khái niệm đa dạng. Từ những chất liệu này, Trí Tưởng Tượng, người thợ khôn lanh của bộ năo, gắn kết một h́nh ảnh, mà kẻ hoài nghi sẽ phủ nhận, bởi v́ tôi không thể thấy với đôi mắt thể lư của tôi cái khuôn mặt khả biến, đáng yêu của “đứa con tư tưởng” của ḿnh. Anh ta sẽ đánh vỡ tấm gương của tâm trí. “Kẻ phá hoại linh hồn” này sẽ hạ thấp linh hồn tôi và ép buộc tôi phải ngă quỵ trước những sự vật vật chất. Trong khi tôi “gặm cái hàm thiếc của hoàn cảnh,” anh ta quất roi và thúc tôi đi với cái đinh thúc [55] của sự kiện. Nếu tôi nghe lời anh ta, th́ trái đất, với khuôn mặt dịu dàng, sẽ biến thành hư vô, và tôi sẽ nắm trong tay tôi không ǵ ngoài một mảng vật chất chết, vô mục đích, không linh hồn. Nhưng mặc dù cái cơ thể vật lư bị xiềng vào tảng đá của Prometheus [56], th́ cái linh hồn kiêu hănh của tôi vẫn sẽ theo đuổi những xa lộ sáng láng, thênh thang của vũ trụ.

Sự mù không làm hạn chế chút nào “cái tầm nh́n tâm linh.” [57] Chân trời tri thức của tôi th́ rộng một cách vô hạn. Cái vũ trụ mà nó bay ṿng quanh là vô lượng.

Phải chăng, người ta bắt tôi phải tự giới hạn ḿnh trong những giác quan ít ỏi của tôi? …Phải chăng, nên dựng Darwin dậy từ nấm mồ và ra lệnh cho ông ta xóa bỏ cái thời gian địa chất học của ḿnh, trả lại cho chúng ta cái lịch sử nhỏ nhoi của vài ngàn năm? Ôi, những kẻ hoài nghi ngạo mạn! Họ luôn măi cố sức xén đi đôi cánh bay lên, táo bạo của linh hồn.

Một người bị tước mất một hay nhiều giác quan, không bị đuổi – như nhiều người nghĩ – vào trong một hoang địa không lối, không có cột mốc địa giới hay người hướng đạo. Người mù mang theo với anh ta vào trong cái môi trường tối tăm của ḿnh mọi quan năng cần thiết cho sự hiểu biết cái thế giới hữu h́nh, mà cánh cửa của nó bị đóng lại đằng sau anh ta. Anh ta thấy môi trường xung quanh, ở mọi nơi, là đồng thể [58] với những môi trường của thế giới có mặt trời; bởi v́ có một đại dương vô hạn của sự giống nhau giữa thế giới bên trong và thế giới bên ngoai, và nhờ những cái giống nhau này, những tương ứng này, mà anh ta thấy ḿnh đủ sức đương đầu với mọi yêu sách mà đời anh ta gặp phải.

Sự cần thiết của vài điều như sự tương ứng hay “sự tượng trưng” [59] hiện ra ngày càng khẩn cấp, khi chúng ta xem xét những bổn phận mà tôn giáo và triết học ra lệnh cho chúng ta.

Người mù được khuyên là nên đọc Thánh Kinh như là phương tiện để đạt tới hạnh phúc tâm linh. Xuyên suốt Thánh Kinh, tràn đầy những lời nhắc đến những đám mây, những ngôi sao, những màu sắc và cái đẹp, và thường khi, sự đề cập đến những cái này th́ cốt yếu cho ư nghĩa của câu chuyện ngụ ngôn hay của cái thông điệp mà trong đó chúng xuất hiện. Ở đây người ta phải thấy sự thiếu nhất quán của những người tin vào Thánh Kinh, và thế nhưng, lại phủ nhận, không cho chúng tôi cái quyền được nói về cái mà chúng tôi không thấy, và, do vậy, cái mà họ cũng không thấy, nữa. Ai sẽ cấm trái tim tôi hát: “Vâng, Ngài thực sự bay trên đôi cánh của gió. Ngài khiến cho bóng tối trở thành cái nơi chốn bí mật của ḿnh; căn lều tạm [60] của Ngài xung quanh Ngài là những đại dương thâm u và những đám mây dày của bầu trời” ?

Triết học liên tục chỉ ra sự không đáng tin cậy của 5 giác quan và công việc quan trọng của lư tính, vốn sửa chữa những sai lầm của thị giác và phát lộ những ảo tưởng của nó. Nếu chúng ta không thể nương dựa vào 5 giác quan, th́ làm thế nào chúng ta có thể nương dựa trên chỉ 3 giác quan! Chúng ta có cơ sở nào để vứt bỏ ánh sáng, âm thanh, và màu sắc như là một phần không thể thiếu của thế giới? Làm thế nào chúng ta biết rằng, chúng đă thôi hiện hữu đối với chúng ta? Chúng ta phải mặc nhiên chấp nhận thực tại của chúng, cũng như vị triết gia phải “giả định” thực tại của thế giới mà không thể thấy nó – một cách thể lư – như một toàn bộ.

Triết học cổ đại cung cấp một luận cứ mà h́nh như vẫn c̣n nguyên giá trị. Trong người mù, cũng như trong người sáng mắt, có một Tuyệt Đối Thể, vốn ban chân lư cho cái mà chúng ta biết là thực, đem trật tự đến cho những ǵ có trật tự, cái đẹp cho những sự vật đẹp, tính sờ mó được cho những cái sờ mó được. Nếu chấp nhận điều này, th́ hệ luận là, cái Tuyệt Đối Thể này không phải là không hoàn hảo, không hoàn chỉnh, từng phần, phiến diện. Nó phải đi vượt quá cái bằng chứng hạn chế của những giác quan ta, và có thể đem ánh sáng đến cho cái vô h́nh, âm nhạc cho cái có âm nhạc mà sự im lặng làm cho cùn nhụt. Như thế, chính tâm trí thúc bách chúng ta công nhận rằng, chúng ta ở trong một thế giới của trật tự trí năng, cái đẹp, và sự hài ḥa. Những “yếu tính,” [61] hay những cái tuyệt đối của những ư tưởng này, nhất thiết xua tan những cái đối nghịch của chúng, vốn thuộc về cái ác, sự hỗn độn và sự bất ḥa điệu. Như thế, sự điếc và mù không hiện hữu trong tâm trí phi vật chất, mà, về mặt triết học, là thế giới thực, nhưng [sự điếc và mù] bị trục xuất khỏi những giác quan vật chất, khả diệt. Thực tại, mà những sự vật hữu h́nh là những biểu tượng của nó, chiếu sáng trước tâm trí tôi. Trong khi tôi bước đi xung quanh “căn pḥng” của ḿnh với những bước chân lảo đảo, th́ linh hồn tôi vươn lên về phía bầu trời trên đôi cánh phượng hoàng và nh́n ra, với “cái nh́n không thể dập tắt,” lên thế giới của cái đẹp vĩnh cửu. [62]
 

____

[54]  Chỗ này, chúng tôi chỉ dịch thoát ư.

[55]  The spur of fact.

[56]  Prometheus: [thần thoại Hy Lạp] Một người khổng lồ, v́ trộm lửa trên đỉnh Olympus, mang đến cho con người, nên bị trừng phạt, bị xiềng vào một tảng đá cho đại bàng moi gan. Về sau, Prometheus được Hercules giải thoát.

[57]  Mental vision.

[58]  Homogeneous.

[59]  Symbolism.

[60]  Pavilion.

[61]  Essences.

[62]  Ở đây, tác giả lại khẳng định niềm xác tín của ḿnh: những giác quan [thể lư] chỉ cho ta cái nh́n hạn hẹp, đôi khi sai lầm, về thế giới. Chỉ có linh hồn mới có thể cho ta một cái nh́n xác thực, về cả cơi hữu h́nh lẫn cơi vô h́nh.
 

 

Xem tiếp CHƯƠNG XIII

 

art2all.net