SUY NIỆM MỖI NGÀY

Tuyệt tác cuối đời của Lev Tolstoy

( WISE THOUGHTS FOR EVERY DAY)

Đỗ Tư Nghĩa dịch theo bản Anh ngữ của Peter Serikin

 

.

 

 

 

1. ĐỨC TIN ( faith)
 

          Quy luật của Thượng đế [11] (tất yếu) bao hàm [đ̣i hỏi] việc chu toàn ư chí của Ngài. Bởi v́ tất cả mọi con người đều được Thượng đế sáng tạo ra một cách b́nh đẳng, nên quy luật của Ngài là một [12], chung cho tất cả chúng ta. Đời chúng ta chỉ có thể tốt đẹp khi nào chúng ta hiểu quy luật của Thượng đế [13] và tuân theo nó.

Có một câu cách ngôn cổ của Do Thái : “Linh hồn một người là ngọn đèn của Thượng đế.” Khi ngọn đèn ấy chưa được thắp lên, th́ một cá nhân sẽ vẫn măi bơ vơ [14] ; nhưng khi nó được thắp lên, y trở nên mạnh mẽ và tự do. Dĩ nhiên, điều này không thể khác, bởi v́ đó không phải là quyền lực của chính y, mà là của Thượng đế.

Mặc dù chúng ta không biết sự thiện phổ quát [15] là ǵ, chúng ta thực sự biết rằng, tất cả chúng ta nên tuân theo quy luật của sự thiện, vốn hiện hữu cả trong sự khôn ngoan của con người lẫn trong trái tim chúng ta.

Nếu người ta tin rằng, họ có thể làm hài ḷng Thượng đế thông qua những nghi lễ [16] và những lời cầu nguyện thôi – chứ không phải bằng hành động – th́ họ đă nói dối [17] với cả Thượng đế lẫn chính họ.

 

___________

 

[11] Tolstoy, cũng như Gibran, phân biệt “quy luật của Thượng đế” – có tính tuyệt đối – và “quy luật của con người,” chỉ là những “quy ước nhân tạo,” có tính tương đối. Đạo Phật cũng công nhận hai loại chân lư: a/ Tương đối [ tục đế]. b/ Tuyệt đối [ chân đế]. Tuy nhiên, đạo Phật không công nhận một vị Thượng đế có ngôi vị. Sự phân biệt hai loại chân lư này rất quan trọng cho cuộc sống của mỗi người.

[12] The same.


[13] Chữ “Thượng đế” ở đây được dịch từ chữ “God.” Tuy nhiên, từ “Thượng đế” có nội hàm rất phức tạp. Trước mắt, cần phân biệt hai loại Thượng đế:
a/ Của hữu thần luận [ theism]. Đây là vị Thượng đế của Ky tô giáo, Do Thái giáo và Hồi giáo… Vị này sáng tạo ra vũ trụ và con người; có ngôi vị; có quyền thưởng phạt và an bài mọi sự, kể cả số phận con người.
b/ Của phiếm thần luận [ pantheism]. Vô ngôi vị; Thượng đế ở đây chỉ là Thiên Nhiên, Vũ Trụ; chỉ là một nguyên lư điều hành vũ trụ, rất gần với Đạo của Lăo Tử: không có quyền thưởng phạt. [ Xem Elements of Pantheism, Paul Harrison, NXB Llumina Press, USA, 2004].
c/ Của bán Phiếm thần luận [penentheism] : Xin trích một đoạn của Paul Harrison:
“Thượng đế vẫn được xem là đấng sáng tạo tối cao, toàn năng, một vị quan ṭa có ngôi vị, nhưng Ngài không c̣n hoàn toàn tách rời khỏi sự cuộc sáng tạo của Ngài. Một phần của Ngài siêu việt lên không gian và thời gian; do vậy, Ngài lớn hơn Vũ trụ và có trước Vũ trụ. Nhưng đồng thời, Ngài hiện hữu qua suốt vũ trụ, trong mọi nguyên tử và mọi sinh vật”.
Trong cuốn sách này, chúng tôi thấy, Tostoy dường như nghiêng về bán Phiếm thần luận? Đây là vấn đề cần được thảo luận thêm.


[14] Helpless.

 

[15] Universal goodness.
 

[16] Rituals. Bạn đọc lưu ư: Tolstoy luôn chú trọng nội dung (bên trong) của tôn giáo hơn là những nghi lễ h́nh thức bên ngoài. Ông c̣n chú trọng đến hành động, chứ không chỉ là “nói suông.”
 

[17] Đây là một sự “nói dối” rất tinh tế – bởi v́, rất nhiều khi, chúng ta tự lừa dối ḿnh mà không biết.

 

 

 

 

 

2. LINH HỒN [18]
 

          Tôi gọi “cái tôi nội tại” (inner self) [19] của tôi là ǵ? Nó là linh hồn tôi, vốn sống trong – và được nối kết với – thân thể tôi. Theo ḍng thời gian, tất cả chúng ta đều kinh qua những giai đoạn nhất định. Trước hết, thời kỳ ấu niên, sau đó, là thiếu niên, rồi trung niên, và sau cùng, lăo niên. Nhưng trong suốt thời gian này, cái tôi nội tại của ta vẫn giữ nguyên như cũ. Cái tôi nội tại này chính là linh hồn ta.

Hiểu chính ḿnh bao gồm việc nhận thức rằng, sự sống không phải ở trong thân thể, mà ở trong linh hồn [20].

Sắt th́ mạnh hơn đá, đá mạnh hơn gỗ, gỗ mạnh hơn nước, và nước mạnh hơn không khí. Nhưng có một cái ǵ đó mà chúng ta không thể xúc chạm, thấy và nghe, nhưng nó lại mạnh hơn bất cứ cái ǵ khác. Nó đă hiện hữu trước đây, nó đang hiện hữu bây giờ, nó sẽ luôn hiện hữu và sẽ không bao giờ biến mất. Nó là cái ǵ? Nó là tinh thần [21], linh hồn [22] vốn sống trong mọi cá nhân.

Chúng ta kinh ngạc trước kích cỡ của một ngọn núi lớn, mặt trời, hay những ngôi sao trong vũ trụ. Song, những sự vật to lớn này không là ǵ cả so với linh hồn ta – cái hùng mạnh nhất trong thế giới.

 

____________

 

[18] Chữ “linh hồn” có một nội hàm rất phức tạp: nó được hiểu một cách khác nhau, tùy theo những tôn giáo khác nhau. Trước mắt, cần lưu ư: đa phần các tôn giáo lớn [ như Ky tô giáo, Do Thái giáo, Hồi giáo] đều xem linh hồn là bất biến, trường cửu; và sau khi chết, linh hồn sẽ lên thiên đàng hoặc xuống địa ngục và ở đó măi măi. Riêng Phật giáo, không công nhận có linh hồn bất biến, bất tử, và sau khi chết, [trừ những người đắc đạo, thoát khỏi ṿng luân hồi và những người văng sanh về Cực Lạc quốc của đức A-di-đà], th́ “thần thức” – tùy theo nghiệp lực của ḿnh – sẽ thác sanh vào một trong 6 cơi: trời, người, atula, súc sanh, ngạ quỷ, địa ngục. Chúng ta thường dùng cụm từ “cơi vĩnh hằng,” nhưng dường như chúng ta đều rất mơ hồ về cơi ấy.

 

[19] Inner self: “Cái tôi nội tại” : Cần chú ư đặc biệt cụm từ này. Từ “cái tôi” ở đây có nghĩa tốt, nó chỉ được Tolstoy tạm dùng, để chỉ cái “linh hồn thiêng liêng” có sẵn, và nằm sâu trong mỗi người – nhưng, có thể, phải đạt tới một mức độ phát triển tâm linh nhất định, hoặc một “cơ duyên” nào đó, th́ ta mới có thể “nhận ra” nó. Chúng ta cần phân biệt “cái tôi nội tại” này với “cái tôi phàm tục” – có tính ích kỷ – luôn luôn t́m mọi cách để bảo vệ và phục vụ những lợi ích riêng tư của nó. Cũng cần lưu ư: cụm từ “cái tôi nội tại” có thể có những nội hàm khác nhau, tùy theo những tư tưởng gia khác nhau, những tôn giáo khác nhau. Xin nêu một câu hỏi để chúng ta cùng suy nghĩ : “cái tôi nội tại” ở đây giống và khác với “chân ngă” trong đạo Phật ở chỗ nào?


[20] Suốt tập sách này, Tolstoy luôn đối lập thể xác và linh hồn. Theo ông, thể xác luôn làm hại linh hồn.


[21] Spirit. Từ này có rất nhiều nghĩa, tùy theo văn cảnh. Tạm dịch như trên.


[22] Soul.

 



 

 

 

3. MỘT LINH HỒN TRONG TẤT CẢ



          Một con sông nom không giống như một cái ao, một cái ao nom không giống như một cái thùng, và một cái thùng trông khác với một ly nước. Nhưng mỗi cái đều cùng chứa đựng nước ở bên trong. Cũng như vậy, cùng một linh hồn [23]  sống trong mọi loại người [24] – một người trưởng thành khỏe mạnh, một đứa bé bệnh hoạn, một ông vua trẻ, hay một người đàn bà nghèo. Cùng một linh hồn ban sự sống cho tất cả chúng ta.

Khi ta thấy trong những người khác cái linh hồn vốn sống trong ta, th́ ta cảm thấy như thể ḿnh đă thức dậy từ một giấc ngủ dài.

Chúng ta được hợp nhất [25] với tất cả mọi con người và mọi sinh vật [26]. Như thế, chúng ta phải đối xử như chúng ta muốn được đối xử, không chỉ với những người khác, mà c̣n với những con vật [27] nữa.

Thượng đế sống trong mọi con người nhân ái [28].

Nếu người ta có thể hiểu rằng, họ không chỉ sống cuộc sống của riêng ḿnh, mà c̣n hiểu được rằng, cuộc đời họ và linh hồn họ được nối kết [29] với cuộc đời và linh hồn của những người khác, rồi th́, họ sẽ biết rằng, khi làm những hành vi tốt cho kẻ khác, họ cũng làm điều tốt cho chính ḿnh nữa.

 

________

 

[23] Spirit.


[24] Đây là câu nói cần được suy ngẫm một cách đặc biệt – v́ nó sẽ được tác giả lặp đi lặp lại thường xuyên, trong suốt tập sách này.


[25] United.


[26] Creatures. Chữ “sinh vật” ở đây có thể hiểu là “các loài hữu t́nh” – bao gồm con người và các loài động vật.


[27] Chúng ta cần biết: Từ năm 1885, Tolstoy là người ăn chay trường. [ Theo tài liệu trên internet]. Ông chống lại việc giết hạiăn thịt thú vật. Rất gần với đạo Phật (chủ yếu là Bắc tông) ở chỗ này. Tolstoy sẽ c̣n trở lại vấn đề này nhiều lần.

[28] Kind person.
 

[29] Linked.

 

 

trang đỗ tư nghĩa

chân trần

art2all.net