SUY NIỆM MỖI NGÀY

Tuyệt tác cuối đời của Lev Tolstoy

( WISE THOUGHTS FOR EVERY DAY)

Đỗ Tư Nghĩa dịch theo bản Anh ngữ của Peter Serikin

 

.

 

 

13. KHOA HỌC SAI LẦM
 

          Người ta tin rằng, càng biết nhiều, th́ sẽ càng trở nên tốt hơn. Thế nhưng, việc biết nhiều th́ không quan trọng cho bằng biết một ít trong số những điều cần thiết nhất. [67]

Socrates nói rằng, ngốc nghếch [68] không có nghĩa là biết ít, mà đúng hơn, đó là, làm ra vẻ như biết cái mà ḿnh không biết. [69]

Thường khi, người ta học những khoa học bằng cách đơn giản nhớ và lặp lại những tư tưởng của người khác – rồi, sau cùng, lên mặt kiêu hănh và vênh váo khi họ đứng trước một người thợ rèn, thợ mộc, hay thợ giày. Tôi kính trọng những người làm kinh doanh hơn là những kẻ mệnh danh là “học giả” [70] này.

Đa số người đều tin rằng, nhân tính [71] có thể được cải thiện bằng cách thường trực thủ đắc kiến thức, mà có thể khiến cho đời dễ sống hơn. Điều này không hoàn toàn đúng. Để cải thiện nhân tính, người ta phải t́m thấy những câu trả lời cho những câu hỏi thực sự quan thiết trong cuộc đời này [72]. Việc khám phá ra những chân lư như thế, là điều có thể được.
___________

 

 [67] Phải chăng, chúng ta thường biết quá nhiều điều không cần thiết cho bản thân – và những điều thực sự cần thiết cho bản thân, th́ chúng ta lại biết quá ít ? Đặc biệt, ta biết quá nhiều cái cần thiết cho việc “thành công,” nhưng về những cái cần thiết cho việc “thành nhân,” th́ hầu như chúng ta chẳng biết bao nhiêu ? Một nền giáo dục đích thực, phải giúp con người sống tốt, cả về mặt vật chất lẫn tinh thần. Trong thời đại hiện nay, hầu như đa phần các nền giáo dục trên thế giới đều đặt nặng phương diện vật chất, mà chưa quan tâm đúng mức về phương diện tinh thần. Một khi sự “thành công” được đặt nặng hơn [và lấn át] sự “thành nhân,” th́ sự suy thoái về đạo đức là điều tất yếu.

[68] Foolish.

[69] Việc này thường được gọi là “giấu dốt.” Đây là một hiện tượng rất phổ biến, nhất là trong những môi trường mà kiến thức được xem trọng quá mức. Thực ra, kiến thức cũng cần thiết, nhưng, chạy đuổi kiến thức đến hụt hơi, để tỏ ra ḿnh biết nhiều, th́ thật là khổ. Chưa kể, loại kiến thức “từ chương,” cũng chẳng giúp ta được bao nhiêu trong việc “thăng hoa” cuộc sống của ḿnh.

[70] Theo thiển ư, có nhiều học giả uyên bác rất đáng trân trọng. Ở đây, Tolstoy chỉ phê b́nh một số học giả ở chỗ : a/ Họ chỉ nhớ và lặp lại những tư tưởng của người khác. Như vậy, họ thiếu tính sáng tạo. b/ Họ kiêu hănh về kiến thức của ḿnh.
Tuy nhiên, cũng có một loại học giả khác, họ vừa uyên bác, có tính sáng tạo, lại vừa khiêm tốn. Càng uyên bác, các vị ấy càng thấy ḿnh bé nhỏ trong biển kiến thức bao la của nhân loại.

[71] Humanity: Nhân loại; nhân tính.

[72] Không ít người vẫn thường hay lầm tưởng rằng, kẻ có nhiều “kiến thức,” là kẻ “có học,” và do vậy, “có đạo đức.” Hoàn toàn không phải vậy. Có loại kiến thức giúp ta cải thiện đời sống vật chất của ḿnh, nhưng, cũng có loại kiến thức giúp ta cải thiện cuộc sống tâm linh – chỉ có loại thứ hai này mới giúp ta “thành nhân.” Loại thứ nhất, chỉ giúp ta “thành công.”

 

 

14. DỤC VỌNG VÀ ĐAM MÊ

 

          Trái tim bạn ở đâu, kho báu của bạn ở đó [73]. Nếu một người tin rằng, kho báu của y chỉ ở trong thể xác – chẳng hạn, trong thức ăn ngon, một căn nhà tiện nghi, y phục đẹp mắt, hay những lạc thú khác – th́ y sẽ bị thiêu đốt bởi việc theo đuổi những thứ đó. Quả vậy, càng đặt nhiều năng lượng vào việc chiều chuộng thể xác, người ta sẽ càng phải đầu tư ít hơn vào một cuộc sống tâm linh [74].

Những dục vọng của cơ thể ta th́ giống như những đứa trẻ nhỏ, chúng luôn luôn ham muốn nhiều hơn. Bạn càng đầu hàng, th́ chúng càng đ̣i hỏi ở bạn nhiều hơn, và việc này tiếp diễn vô tận, không có kết thúc.

Nếu bạn tuân theo những dục vọng của xác thịt bạn, th́ bạn làm cho nó yếu đi. Nếu bạn quá ép xác (khổ hạnh), bạn cũng làm cho nó yếu đi. Vậy th́, chỉ có một con đường đúng đắn, đó là con đường giữa (trung đạo).
____________

 

[73] H́nh như câu này lấy ư từ Tân Ước?

[74] Có một tỷ lệ nghịch giữa những dục vọng của thể xác và sự tăng trưởng của tâm linh: kẻ nào quá chiều chuộng thể xác, sẽ bỏ bê phần tâm linh. Kẻ nào quá chú trọng h́nh thức, sẽ lơ là nội dung. Phải chăng, đây là một quy luật ?

 

 

 

15. GIẬN VÀ THÙ


          Nếu một cái thùng có một cái lỗ nhỏ, th́ nước sẽ rỉ ra từng chút một. Cũng như vậy, bạn sẽ cảm thấy đời ḿnh trống rỗng, nếu bạn nuôi ḷng thù hận, đối với thậm chí một người.

Khi bạn giận, hăy đếm từ 1 đến 10 trước khi bạn làm hay nói một cái ǵ [75]. Nếu bạn vẫn c̣n giận, hăy đếm tới 100. Trong khoảnh khắc im lặng đó, bạn sẽ ngạc nhiên tự hỏi, “Tại sao ḿnh lại nổi giận trước những cái nhỏ nhặt như vậy?”

Một trong những điều quư giá nhất mà một người có thể làm trên thế gian này, là trải nghiệm cơn thịnh nộ mà không trút nó ra ngoài [76].

Nếu ai đó làm phật ư bạn, bạn có thể phản ứng giống như một con chó, một con ḅ cái, hay một con ngựa: bỏ chạy, hay cắn trả lại. Hoặc bạn có thể hành động như một con người, và nói với chính ḿnh : “ Người này lăng mạ tôi. Đó là sự lựa chọn của y; nhưng sự lựa chọn của tôi, là làm cái thiện lành.”

 

________

 

[75] Tại sao? Có lẽ, là để tránh phản ứng một cách “máy móc,” theo một khuôn mẫu đă bị “điều kiện hóa” trong cấu trúc tâm lư mỗi người. Khoảng thời gian dùng để đếm, chính là “khoảng hở,” mà ở đó, ư thức có thể can thiệp, để kịp thời hướng dẫn hành động. Kế đến, trong khi đếm, th́, nếu ta đang có một cảm xúc mạnh mẽ [như tức giận …], th́ nó có thời gian để “hạ hỏa,” – giảm bớt cường độ.

[76] H́nh như Tolstoy muốn nói: “Ta phải kềm chế cơn thịnh nộ của ḿnh, chứ đừng nên biểu hiện ra bên ngoài bằng những hành động giận dữ.” Điều ấy cũng tốt – nhưng đó chỉ là giải pháp tạm thời. Có một phương pháp triệt để hơn: “nhận diện” cơn thịnh nộ, và sau đó, “hóa giải” nó, chứ không chỉ “kềm chế ” nó. Bởi v́ sự kềm chế th́ cũng giống như “lấy đá đè cỏ” – chỉ tạm thời đè nén cơn giận, chứ không thể giải tan nó. Tuy nhiên, phương pháp này cũng đ̣i hỏi một quá tŕnh tu tập. Bạn đọc có thể tham khảo thêm cuốn “Giận” của Thiền sư Nhất Hạnh.

 

 

trang đỗ tư nghĩa

chân trần

art2all.net