Lê Duy Đoàn

Thơ vận vào người

Phan lăng tử và Trần tu sĩ là đôi bạn chí thân, ăn một mâm nằm một chiếu từ khi c̣n là học sinh ở Huế trước năm 75. Họ là những học sinh giỏi, năng động, tự lập và có nhiều hoạt động trong sáng và tích cực trong xă hội. Dù một người là kẻ tu hành đang mặc áo nâu ṣng ở chùa Vạn Phước và một người c̣n nhỏ mà có máu lang bạt kỳ hồ, họ vẫn rất thân thiết. Kẻ tu hành vẫn mô Phật và nói lời đạo hạnh nhưng khi nghe chàng lăng tử rủ lên đồi nhậu nhẹt th́ kẻ tu hành cũng sẵn sàng “ngụy trang kiểu Úc” ngồi sau xe gắn máy Goebel lên đó rỉ rả nhậu chơi quên đời.

Những người bạn của Chú Thân ( kẻ tu hành) hay gọi đùa chú là Đại Đức Thích Đủ Thứ. Chú chẳng giận mà c̣n vui. Khi chú lạy tạ từ Thầy Trú tŕ chùa để vào Sài g̣n, chú cũng thật thà nói với Thầy là chú vô chùa để trốn lính, bây giờ hết duyên với Đạo nên chú xin phép ra đời. Quả nhiên, sau 75, Chú Thân cởi áo tu hành thỏng tay vào chợ, Chú thích đủ thứ thật.

Lăng tử họ Phan hồi đó lấy nhà liêu của chùa làm nơi ở trọ và cơm chùa làm bữa độ nhật. Sau 75, gia đ́nh Phan khổ sở nhiều bề v́ chuyện lư lịch có cha làm cảnh sát. Đồ đạc trong nhà bán dần ăn cũng hết, cả gia đ́nh quá bức bách phải dắt díu nhau vào tận núi rừng Tân Uyên ở B́nh Dương t́m kế sinh nhai. Lăng tử kể rằng chỉ riêng ḿnh chàng đă triệt hạ hết mấy khu rừng để đốt làm than chở xuống Sài g̣n bán v́ lúc đó chất đốt vô cùng khan hiếm. Cũng là chàng đă “ăn” hết mấy cây số đường rây xe lửa đi ngang địa phận Tân Uyên, nhân lúc hỗn quan, hỗn quân nên chưa ai quản lư. Trong vùng đèo heo hút gió đó, có một quán cà phê. Cô chủ quán là một người đẹp ḿnh dây. Lăng tử thường đóng đinh ở đó. Những người phóng túng ngang tàng theo thói Lương Sơn Bạc, mở lời sỗ sàng cḥng ghẹo hay t́m cách sờ soạng cô chủ quán đều bị lăng tử vung quyền vung cước trị thẳng tay. Đôi lúc chàng cũng bị chúng kéo bè tẩn chàng nên thân như tẩn một cái mền rách nhưng hào khí của chàng làm tim người đẹp rung rinh, thổn thức. T́nh cảm đơm hoa, kết quả là một đám cưới vui vẻ của chàng lăng tử cùng cô hàng cà phê với hoa dại, rượu “cuốc lũi”, thịt rừng và rau rán quanh vùng.

Vào Sài g̣n, Chú Thân nương náu ở chùa Vạn Phước ở quận 11 một thời gian, hàng ngày ăn chay niệm Phật. Ra đời không có nghề ngỗng chi cả, vả lại chẳng quen biết nhiều nên Chú ở chùa đếm ngày qua tháng lại để chờ thời, xem đất chùa là chốn Ngọa long cương. Thời may, một người nữ đệ tử của chùa Vạn Phước ở Huế trước 75 là người quen thân kết nghĩa chị em với Chú từ trước, đi lễ chùa ngày Tết gặp Chú Thân th́ mừng rỡ vô cùng. Hàn huyên tâm sự mới biết bây giờ Hoàng -tên cô gái- là bí thư Đảng ủy của một quận đang phát triển ở nội thành Sài g̣n, đang phụ trách Phó chủ tịch Ủy ban của Quận đó. Th́ ra, trước 75 Hoàng đă hoạt động cho phe bên tê mà Chú Thân đâu có biết. Việc đầu tiên, sau lần gặp gỡ đó, Hoàng làm giấy chứng nhận Chú Thân là cơ sở cách mạng hoạt động nội thành từ năm 68. “Miệng nhà quan có gang có thép, Đồ nhà khó vừa nhọ vừa thâm”. Trạng Quỳnh nhà ta nói như thánh dạy rồi mà! Chẳng ai mất công truy ra coi thử Chú Thân là cách mạng thật hay chcách miệng khi bí thư đă kư xác nhận cho Chú như vậy. Thế là bỗng dưng Chú thành người có lư lịch với thành tích hơn hẳn những người cách mạng 30 tháng tư. Vào thời điểm đó có những chuyện thật như đùa như vậy. Từ cái lư lịch đẹp như mơ đó cọng thêm một sổ hộ khẩu thành phố lại có cái ô dù của cô Hoàng, chú đi vào Quận làm tà lọt trong ban Quản lư nhà đất. Những năm sau 75, người Sài g̣n bỏ của chạy lấy người, vượt biên đi t́m tự do nườm nượp. Nhà trở thành nhà vắng chủ và do quận quản lư. Chú vào tạm trú trong một căn nhà người ta mới bỏ đi ở khu Cư xá Sĩ quan Chí Ḥa. Cả gia đ́nh vượt biên đi lọt hay đă bỏ mạng ngoài khơi không ai biết nhưng họ không trở về nữa nên Chú cứ ở đó. Sau đó một thời gian người ta hợp thức hóa sở hữu nhà cho Chú, thế là chú tay không bắt được cọp, tự dưng không mà sở hữu một căn nhà đầy đủ tiện nghi không tốn một xu.

Thấy Chú đẹp trai, trẻ trung mà chưa có vợ, Hoàng giới thiệu cô em gái con cậu con cô của ḿnh cho Chú. Mười hai bến nước, trong nhờ đục chịu, Chú cưới cô nàng. May mà Chú gặp nước trong. Có tu có phước là vậy.

Lại nói về Phan lăng tử, anh hùng bán than về Sài g̣n hàng tuần bỏ than cho các chành vựa than. Lăng tử cũng nổi tiếng trong giới ve chai nhôm nhựa là một cao thủ “chém ri chặt sắt”. Hồi đó, ở những vùng chiến sự ác liệt, quân đội Cọng Ḥa và quân đội Mỹ thường lập những căn cứ dă chiến. Các loại ri sắt phẳng được dùng làm công sự hay hầm tránh bom, đạn pháo, đạn cối; ri sắt lỗ tṛn dùng lát cầu đường và băi đỗ trực thăng. Lăng tử là một người giỏi quyền biến nên t́m cách tiếp cận với giới chức cầm quyền trong quân đội và các công ty vật tư các tỉnh Đồng nai, Sông Bé (tên mới của B́nh Dương+B́nh Phước). Các chú Tư Bường, Tám Tấn, Ba Khiêm, Sáu Hạnh ở Công ty vật tư của 2 tỉnh đó coi Phan như người thân trong gia đ́nh. Chú Hai On giám đốc của sân bay Biên Ḥa coi Phan như em út trong nhà. Hồi đó, những người nói trên kư duyệt cho Phan mua hàng trăm tấn ri sắt c̣n nguyên nước sơn ô liu hay bán mười mấy cái động cơ máy bay reserve của máy bay Skyraider nguyên trong thùng chưa khui, mà chẳng đ̣i hỏi một chút “lại quả” nào cả. Chỉ cần vài độ nhậu nhiều “tăng” là mấy chú kư ngay trên bàn nhậu. Thời kỳ ấy những người cọng sản c̣n thật thà chưa biết vơ vét cho đầy túi tham như sau này.

Từ một anh chạy hiệu trong ban quản lư nhà đất, Chú Thân được đề bạt nhảy qua quản lư các nhà hàng trong quận. Con người lâu nay chay tịnh tưởng quen rồi nay rơi vô môi trường ăn nhậu. Mảnh đất mới là nơi để cho bản năng hoang dă của Chú -lâu nay bị đè nén bởi những qui tắc nghiêm mật của nhà chùa- trổi dậy. Người ta nói, những ông thầy tu bỏ chùa bỏ đạo ra đời thường sa vào sự thái quá của ḷng dục. Tham đắm sắc dục như là chuyện đương nhiên nhằm bù đắp cho những ngày chay tịnh ”cực chẳng đă” chăng? Luyện công trong những ḷ bát quái quanh những nhà hàng trên mọi nẻo đường của quận, Chú đă trở thành ”độc cô cầu bại” không có đối thủ ngang tầm v́ Chú uống bia rượu như uống nước lă, mặt Chú càng uống càng tái chứ chẳng bao giờ say. Như cái lệ thông thường của bợm nhậu, rượu và gái thường đi cặp với nhau như là một công thức. Thế là Chú lại thích thêm một thứ nữa trong bốn món ăn chơi.

 

***

Một buổi xế chiều, đang ngồi nhậu trong quán, Chú Thân thấy Phan ngồi trước cabin bên cạnh tài xế xe tải. Xe chở đầy hàng sắt phế liệu. Chú vội vă lấy xe gắn máy rượt theo kêu inh ỏi ”dừng xe, dừng xe.” Phan tái mặt, tưởng bị công an gọi. Thông thường mỗi khi công an kêu dừng xe, Phan phải bấm bụng moi tiền ra chi ”tiền măi lộ”, nếu lằng nhằng chúng nó kiếm cớ đưa xe về đồn th́ rách việc. Xe dừng. “Thằng quỷ, tau tưởng công an” “Trời ơi, tau t́m mi từ khi vô Sài g̣n đến nay, đi mô mà mất tăm mất tích”. Hai người ôm riết nhau giữa đường mừng mừng tủi tủi.

Phan đưa xe lên kho của cô nàng Tàu Chợ Lớn ở quận 11 là A Tỷ giao hàng. Cân đo đong đếm nhận tiền bạc xong xuôi, Phan lên xe theo Chú Thân về nhà Chú mới chiếm dụng ở Khu cư xá sĩ quan Chí Ḥa. Hai người không quên đèo theo một két rượu nhẹ có gas hiệu con cọp trắng và mấy bịch đồ mồi về nhậu.

Phan tâm sự là muốn về Sài g̣n sinh sống nhưng kẹt không có hộ khẩu, không có nhà. Ở vùng núi rừng dễ kiếm ăn bằng nghề phá sơn lâm nhưng của rừng ngày cũng cạn dần v́ người đến phá ngày càng đông. Hai đứa con trai ngày mỗi lớn cứ lông bông chơi với chim chóc thú rừng, lê la không trường lớp sợ rằng sẽ hư hỏng. Phải đưa gia đ́nh về Sài g̣n sinh sống mới có đường học cho con và đường sống cho gia đ́nh. Chú Thân nói là việc này phải nhờ đến chị Hoàng. Vốn cũng là người quen biết cũ của Phan ở Huế nên chị Hoàng vui vẻ t́m cách giúp ngay. Chị chỉ căn nhà trống hoác, vách gạch chưa tô, mái tôn cũ x́ dột nát, chưa có cửa nẻo chi cả trong khu cư xá Nguyễn công Trứ ở đường 3 tháng 2. Nhà tàng quá nên chưa ai xía phần. Căn nhà trong diện quản lư của pḥng Nhà đất ủy ban. Cứ kéo cả nhà về đó ở ĺ, công an khu vực có hỏi th́ nói rằng Phan là bà con của chị Hoàng th́ không ai gây khó dễ. Cũng hay!

Đầu thập niên 80, chính quyền thành phố nhận ra chương tŕnh đưa dân đi ”vùng kinh tế mới” là một sai lầm lớn. Những viễn ảnh tốt đẹp về những vùng kinh tế mới trù phú theo viễn mơ ”bàn tay ta làm nên tất cả, với sức người sỏi đá cũng thành cơm” chỉ có trên giấy và thơ. Khi triển khai, chương tŕnh không như mong đợi. Hàng vạn người dân bị đẩy đi kinh tế mới về lại thành phố sống vạ vật, lây lất khắp nơi. Họ cứ che tạm tăng bạt ni lông ngoài lề các con đường lộ, con hẻm khắp thành phố rồi lang thang kiếm ăn và sinh hoat gia đ́nh, ăn uống, tắm giặt, ngủ nghỉ trong một vuông đất trên lề đường dưới mưa nắng trông rất nhếch nhác, tội nghiệp. Làm sao những người dân chân yếu tay mềm, cậu ấm cô chiêu ở thành phố bị lùa lên những vùng đất hoang hóa bạc màu hay những nơi sỏi đá nhiều hơn đất đai mà sống nổi? Không trường lớp, không chợ búa, không đường sá, trạm xá bệnh viện. Các phương tiện sản xuất, các phương tiện sinh hoạt đều chẳng có ǵ, họ sống được ngần ấy năm mới là chuyện lạ.

Sai th́ sửa, sai nữa sửa nữa. Chỉ thị 01 của chính quyền thành phố cho phép những người có gốc gác sống ở thành phố, đi “kinh tế mới” trở về đều được cấp lại hộ khẩu mới, miễn sao có xác nhận đầy đủ với chữ kư dấu mộc của ủy ban phường xă nơi từng cư trú ở thành phố, nơi từng ở “vùng kinh tế mới” và nơi tạm trú hiện nay. Đó là cơ hội để Phan làm một cái sổ hộ khẩu cho gia đ́nh thông qua dịch vụ chui làm hộ khẩu thật theo đúng tŕnh tự (nơi đi, nơi đến, nơi về) của mấy anh công an khu vực phường 26 quận B́nh Thạnh. Cũng phải mất hơn bốn tháng Phan mới nhận được sổ hộ khẩu mới toanh, địa chỉ ở Cư xá Thanh Đa. Đương nhiên ”có tiền việc ấy mà xong nhỉ”. Rẻ mà, chỉ một cây. Khi Phan lo chuyển được hộ khẩu về cái nhà chiếm dụng ở khu cư xá Nguyễn công Trứ xong th́ vụ việc làm dịch vụ hộ khẩu ở Thanh Đa bị bể. Mấy anh công an làm dịch vụ gian dối bị bắt. Sở công an ra lịnh tịch thâu các sổ hộ khẩu làm chui theo đường dây đó nhưng may là gia đ́nh Phan không bị văng miễng nên cả gia đ́nh vẫn đường hoàng sống ở đó măi về sau.

 

***

Khi tôi đưa gia đ́nh vào sinh sống ở Sài g̣n vào mùa hè năm 1983, tôi gặp lại hai người. Họ vẫn gọi tôi thân mật là anh trưởng như thuở c̣n ở Huế.

Phan cao dong dỏng, nước da ngâm, vai xuôi, người xương xương trông rắn chắc, khỏe mạnh. Mặt xương, g̣ má cao, miệng hơi hô, lộ hầu. Khi nói, khi hát, cục Adam nơi cổ của Phan chạy lên chạy xuống nh́n rất vui. Phan có giọng cổ khàn đục. Khi hát, khi diễn ngâm thơ, mặt Phan ngước lên, mắt lim dim mơ màng theo lời hát, lời thơ rất là say sưa, cuốn hút.

Chú Thân người tầm thước, khi c̣n tu th́ ốm nhom, lúc ra đời làm quản lư các nhà hàng của quận, người Chú đẩy đà ra, mập bụng. Nước da trắng, mắt tinh anh ướt át đa t́nh, giọng vang. Chú hát hay, đàn giỏi, ngâm thơ theo làn điệu Huế th́ rất truyền cảm. Mă đẹp trai, giọng Huế nói ngọt mà khéo nên nhiều cô mê mẩn đeo theo Chú. Người ta thương ḿnh, ḿnh không thương lại th́ tội nghiệp người ta. Thế là h́nh thành một dây một chuỗi ân t́nh trao qua đáp lại nên Chú có nhiều mối quan hệ trai gái ngoài luồng.

Phan cũng chẳng kém sư phụ một tí nào. Người phóng khoáng tánh ngang tàng nghĩa hiệp nên cũng lắm cô nàng đeo theo. Bỏ th́ thương, vương th́ nặng. Thôi chịu nặng một chút cũng được thôi!

Tánh khí như vậy nên hai người chơi thân với nhau, đi với nhau như bóng với h́nh. Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu mà.

 

***

Hai người rất mê nhà thơ Bùi Giáng. Không biết ai đó đưa cho họ bốn câu thơ của họ Bùi, những câu thơ qua giọng ngâm khàn đặc của hai người khi có hơi men bốc lên đầu nghe rất thống khoái, hào sảng. Bốn câu thơ mang theo trong câu chữ những dự cảm một cơi đi về.

Rồi có lúc như bây giờ lần nữa,

Một bài ca sẽ chuyển điệu khôn hàn,

Lời gay cấn đầu thai trong vó ngựa,

Hồn hóa sinh về núi đá mưa ngàn.

 

Ngồi trong bàn nhậu, mỗi lần nghe hai người ngâm bốn câu thơ này, tôi thấy rờn rợn, nổi ốc và tưởng tượng ra một vùng núi đá hoang sơ, cây bụi, cỏ dại mọc đầy phủ lên nấm mộ cô liêu. Mưa xối xả, gió thốc hú từng hồi trên sườn núi cheo leo.

Sau đó là ca khúc “Phúc âm buồn” của nhạc sĩ họ Trịnh: “C̣n bao lâu, cho thân tôi lưu đày chốn đây. C̣n bao lâu cho thiên thu xuống trên thân này. C̣n bao lâu cho mây đen tan trên bầu trời, C̣n bao lâu tôi xa em, xa anh, xa tôi?

Cũng không lâu! Đang khỏe mạnh uống bia rượu như hủ ch́m, Chú Thân thỉnh thoảng thấy đau phía bên phải vùng bụng. Đi siêu âm, xét nghiệm chẩn đoán Chú bị một khối u nhỏ trong gan. Từ khi xét nghiệm, chọc sinh thiết biết là u ác tính, mọi người giấu Chú cứ bảo là không hề ǵ. Ngoài điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ bệnh viện, uống thuốc tây như ăn cơm bữa, qua xạ trị hóa trị, Chú nghe ai chỉ ngoại khoa thuốc Bắc, thuốc Nam, Chú đều thử tuốt.

Trong ṿng có bốn tháng Chú xuống mười mấy kí, da bọc xương nhưng bụng lại ph́nh to như cái trống. Bệnh đă đến thời xơ gan cổ trướng. Chú đă có thời gian dài tu học ở chùa nên Chú hiểu rất rơ lẽ vô thường, lư vô ngă nên vẫn b́nh tĩnh đợi ngày ”thiên thu xuống trên thân này”. Người ta hay nói: ”Bốn chín chưa qua, năm ba đă tới”. Đầu tháng 3, Chú Thân qua đời khi mới 53 tuổi.

Ngày đưa Chú lên an táng ở chân núi Chứa Chan ở huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, trời nắng đẹp. Núi Chứa Chan không có cây cổ thụ mà chỉ thấy cây cỏ vừa tầm, dù cao đến 800 mét nhưng nh́n từ xa núi trơ trọi giữa đồng trống thấy h́nh bè bè như môt nấm mồ vĩ đại. Người theo xe đưa tang khá đông. Đi từ sáng nhưng xe chạy chậm nên đến gần giờ ngọ đoàn xe mới tới nơi. Trên lối đi gập ghềnh khúc khuỷu từ chỗ dừng xe ngoài quốc lộ cho đến huyệt ở gần chân núi, khoảng cách chừng một cây số, nhóm bạn thân t́nh của Chú, hầu hết là những người Huế hành nghề đắp vỏ xe và buôn bán kim hoàn ở quận 10 và quận 11 nói chuyện rổn rảng. “Chú Thân đi thế nào cũng rủ một đứa đi theo cho vui” “Đứa mô thân với Chú, đi theo Chú là vừa” “Ở đây có thằng Phan lăng tử là thân với Chú nhất, chắc Chú rủ hắn đi theo quá?” Phan trả lời rắn rỏi “Rủ th́ đi chứ sợ chi. Vui.” Những lời đùa không đúng lúc của những người bạn của Chú Thân trong giờ phút sinh ly tử biệt làm nhiều người khó chịu. Lời nói đi vào hư vô.

Tôi bỗng nhớ bốn câu thơ của Bùi Giáng ứng vào đúng ngay huyệt mộ dưới chân núi Chứa Chan này. Núi nhiều đá, mưa xói ṃn khe rảnh. Vẳng đâu đây lóc cóc vó ngựa dập dồn.

Lời gay cấn đầu thai trong vó ngựa,

Hồn hóa sinh về núi đá, mưa ngàn.

 

***

 

Sáu tháng sau.

Phan đi xe gắn máy một ḿnh lên Thủ Đức để gặp ông Thanh, một chức sắc trong pḥng Quản lư đô thị quận B́nh Thạnh để nhờ giúp đỡ giải quyết giấy tờ hợp thức hóa căn nhà Phan mua giấy tay ở trong hẻm sâu, đường Nguyễn văn Đậu. Ngồi chén chú chén anh với ông Thanh từ chiều đến tối mịt Phan mới chếnh choáng lên xe ra về.

Trời mưa lất phất. Đèn đường tù mù chiếu nhạt nḥa trên đường Điện Biên Phủ. Một người đi xe gắn máy từ phía sau chạy đến, qua mặt sát bên tay trái của Phan xẹt qua như tên bắn. Tay lái của y chạm vào tay bên trái của Phan, giật Phan mất thăng bằng ngă sỏng soài giữa đường. Một xe tải theo ngay sau cán qua người Phan, bỏ chạy thẳng…

Không biết có giờ linh hay không?

Không biết người chết có rủ ai đi theo cho có bạn hay không?

Không biết “Hồn hóa sinh về núi đá mưa ngàn” hay không?

Không ai biết!

 

 

Sài g̣n, 4/5/2013.

Lê Duy Đoàn

 

______

 

Chú thích:

Bốn câu thơ nói trên là 4 câu cuối trong bài thơ ”Tao ngộ” trong tập thơ ”Đêm ngắm trăng” của Bùi Giáng do nhà xuất bản Trẻ in năm 1997.

 

Tiếc thương và tôn trọng người đă khuất, tên nhân vật đă được thay đổi.

 

chân trần

art2all.net