Lê Duy Đoàn

BÙI GIÁNG BÁN ... CHÁO GÀ

Câu nói “ Việt Nam ta ra ngơ gặp anh hùng” hay “nhiều người ngoại quốc mơ ước sáng ngủ dậy thấy ḿnh là người Việt Nam” được lặp đi lặp lại từ học đường đến các phương tiện truyền thông đại chúng của Việt Nam sau năm 1975. Đă là người Việt mà đứng ngoài ngơ th́ có thể đó là anh hùng. Một nhà thơ nổi tiếng v́ tài hoa, trí tuệ nhưng có vẻ bên ngoài thuộc hàng điên ngoại hạng mà vỗ ngực xưng ḿnh là anh hùng th́ đó là chuyện lạ vô cùng. Nhưng không sao, ông ấy là người Việt.

Sau 1975, cứ tới dịp hè ngoài một tháng phải ngồi chồm hổm trên ghế ( v́ ê mông và mỏi chân) để “ học tập chính trị” th́ giới thầy giáo nếu thích th́ đi xa nghỉ hè. Miễn sao có xác nhận địa phương đến tạm trú và vé tàu xe th́ được thanh toán lại tiền vé.

Năm 1978, nhân một chuyến vô Sài g̣n dịp hè như thế, tôi ở lại nhà một người chú trên đường Cách mạng tháng 8 ( trước là Lê Văn Duyệt). Trước 75, anh An, một người theo học chương tŕnh Cao học báo chí trường Đại Học Vạn Hạnh,  làm précepteur dạy kèm cho mấy đứa con của chú. Năm 1974, anh An tốt nghiệp, được nhận vào làm phụ giảng cũng ở khoa báo chí của trường này. Nhiều lần vào Sài g̣n chơi ở lại nhà chú trước đây, tôi và An trở nên thân thiết. Anh An cùng quê Quảng nam với nhà thơ họ Bùi, nên hai người thân t́nh v́ vừa là đồng nghiệp vừa là đồng hương .

Một buổi chiều, anh An rủ tôi lên pḥng của nhà thơ chơi. Nhà thơ vẫn c̣n lưu trú trong một căn pḥng nhỏ ở tầng ba trên đó, dù cơ ngơi trường Vạn Hạnh đă bị trưng thu rồi. Pḥng của nhà thơ bên cạnh một căn pḥng rộng vẫn c̣n để bảng ghi chữ “Thư viện”. Nghe An nói trước đây thư viện của Viện Đại học Vạn Hạnh nhiều sách lắm nhưng qua nhiều đợt “truy quét sách báo đồi trụy phản động” của chính quyền, thư viện toàn là sách quư chỉ c̣n mấy dăy giá sách trống hoát. Không biết là sách bị đốt hay ai đó bê về nhà làm của riêng. Pḥng của nhà thơ cũng chẳng c̣n sách báo ǵ. Chỉ có mấy tờ báo Tin sáng vất bừa băi ở góc pḥng.

Khi chúng tôi đến th́ đă có một chiếu rượu bày sẵn trên chiếc chiếu cáu bẩn trải trên nền nhà. Một can rượu trắng màu ngà và mấy món nhậu đơn sơ. Chúng tôi cũng đem theo một xâu nem, một gói phá lấu góp mồi cho phải phép. Ngồi chơi với Bùi tiên sinh có nhà thơ Phạm thiền, anh An, tôi và Sanh, Lộc là hai người Huế tôi cũng quen thân. Hai người này theo học trường Thanh niên Phụng sự Xă hội khóa đầu tiên, khi khóa này đang là một phân khoa của Viện Đại Học Vạn Hạnh.

Một ly rượu xoay tua, ai cũng cạn chén dễ dàng, chỉ có tôi ngập ngừng uống và mau say v́ chưa bao giờ uống rượu trắng kiểu thế này.
 

* *

Cuộc rượu hâm nóng buổi chuyện tṛ. Có hai nhà thơ nổi tiếng như cồn, ai nghe cũng ngưỡng mộ lại chẳng nói chi về văn thơ mà chỉ toàn nói chuyện về thế sự. Ban đầu là những câu chuyện của những người nổi tiếng, nhà văn này bị giam ở đâu, nhà thơ kia gia đ́nh vợ con khổ sở thế nào. Chuyện những người vượt biên bị đắm tàu, bị bắt nhốt, bị hải tặc hăm hiếp rồi quăng xác xuống biển. Những sĩ quan chế độ cũ đi “học tập” trở về nhà th́ nhà cửa mất tiêu, gia đ́nh tan nát

Những chuyện như thế làm ḷng ai cũng chùng xuống .

Bỗng nhiên, nhà thơ đằng hắng giọng, hớp một ngụm rượu rồi chuyển đề tài: “ Thôi, tụi bay ơi, nói cho lắm cũng tắm ở lổ, nói trái nói phải cũng dưa cải nước mắm. Chừ, nghe tao kể chuyện mới xảy ra với tao nè.” Ông xưng hô mi tao, tụi bay thoải mái v́ tuổi ông đáng hàng cha chú chúng tôi.

Nhà thơ có lối kể chuyện rất lôi cuốn, không biết là v́ lối nói của ông khúc chiết, dí dỏm hay là v́ câu chuyện hay ho. Mọi người lắng nghe ông kể chuyện. Chuyện kể của ông được tôi viết lại thành một câu chuyện xen những câu của ông nói (chữ nghiêng) v́ văn nói có phần rườm rà.
 

* *
 

Một chủ nhật, Bùi tiên sinh nghe tin một người bạn thân có nhà gần chợ Thủ Đức đi “học tập cải tạo” được trả về sớm v́ trại giam giải thể. Thật là chuyện hy hữu trong chế độ mới. Ông đi bộ từ Sài g̣n lên. Chừng hai chục cây số mà ông đi mất cả buổi. Tới nơi trời đă gần trưa, vô nhà th́ người bạn đi vắng không biết đi đâu và khi nào về. Ở lại sợ làm phiền người ta, ông đành chào vợ bạn ra về. Vợ người bạn khẩn khoản mời ông ở lại nhưng ông cứ nằng nặc xin kiếu. Thấy ông đi xa mà không gặp được bạn, người vợ nói khéo với ông rồi vạch túi áo bà ba, biếu ông một số tiền kha khá.

“ Có tiền, tao nghĩ tới chuyện đi buôn. Tau phải làm giàu.Thời buổi này mà cứ thơ với thẩn như tao th́ mần răng mà khá được. Nghĩ vậy, tao làm liền. Tao vô chợ Thủ Đức mua một đôi quang gióng, một cái nồi gang, một cái thúng, mấy ki gạo và một con gà mái c̣n sống. Một con dao phay để chặt thịt. Mấy thanh củi để nấu. Không thiếu thứ chi. Tụi bay biết tao bán ǵ không? Tao bán cháo gà Bán Dùi. Có tên tuổi thương hiệu hẳn hoi đấy nhé! Tao c̣n mua thêm một khẩu súng M16 bằng nhựa màu đen, lảy c̣ nghe một tràng tạch tạch tạch đă lắm, như súng thiệt. Lỡ có thằng vô lại nào cướp nồi cháo gà của tao th́ tao có súng để bảo vệ nồi cháo chứ, phải không tụi bay?”.  

Nhà thơ vừa gánh nồi cháo gà giả tưởng, đi giữa đường nắng chang chang, cứ rao luôn miệng: “ Ai ăn cháo gà không? Cháo gà Bán Dùi đây, cháo gà thơm ngon nóng hổi đây.” 

Đi tới ngă tư giao lộ giữa đường Hà Nội ( trước đây là quốc lộ 1) và đường vô chợ Thủ Đức, nhà thơ cứ mải miết đi không kể ǵ xe cộ lưu thông trên đường. Một người công an giao thông tay cầm dùi cui, miệng thổi c̣i đang tất bật điều khiển giao thông. Thấy ông nhà thơ đi loạng quạng chẳng kể phép tắc chi cả, người công an trẻ tuổi rất bực ḿnh v́ anh ta tuưt c̣i rét rét và vung gậy dùi cui lên loạn xạ mà ông ta chẳng để ư ǵ, coi anh ta chẳng có gram nào cả. Anh bỏ chỗ chạy đến: “ Ê, ê, ông già, điên hả?”. Anh ta nói cầu may mà đúng phoóc. Khi tay người công an chạm vào vai nhà thơ, ông mới giật ḿnh. Tưởng là tên du côn nào đến cướp nồi cháo gà, tài sản mới tậu để làm giàu của ông, ông vội vă đặt quang gánh xuống, ṃ lấy khẩu súng M16 trong cái thúng chỉa vô người công an. Phản ứng tự vệ làm người công an tái mặt, tưởng súng thật, bèn nhảy lui sau bục điều khiển giao thông núp tránh đạn, tay mở bao da rút súng ra. Người đi đường xúm lại xem cười cợt chế nhạo làm anh công an bẻ mặt. Tức giận v́ bị quê trước đám đông, anh công an giữ nhà thơ lại và gọi điện đàm kêu người đến đưa nhà thơ về trại tạm giam quận Thủ Đức gần đó.

“T́nh cảnh của tao lúc đó giống y chang thằng cha người Tàu bị cảnh sát bắt vô đồn.”  Ông chuyển qua giọng lơ lớ của người Tàu nói tiếng Việt không chuẩn: “Ngộ bị thằng công an hỏi giấy, ngộ hổng có giấy. Nó hỏi cạc, ngộ nói ngộ hổng có cạc. Nó nói ngộ hổng có giấy có cạc th́ nó bắt về đồn. Tụi nó đẩy ngộ vô đồn. Cái đồn chi mà tối thui, mà đông quá là đông” Giọng của ông nhểu nhại giọng Tàu âm đờ nói thành âm lờ , vần ây ra thành vần ai nên câu nói của ông nghe tục ơi là tục…Vả lại ông cũng chẳng ngại chi v́ người nghe ông kể chuyện đều là đực rựa cả! Ông nheo nheo mắt cười cười hóm hỉnh. Mọi người khoái chí cười ha hả. 

“Cứ bắt là giam đă, tính sau. Tụi nó lấy nồi cháo gà của tao, sai mấy thằng tù sẵn gà, gạo, dao phay, củi tao mới sắm, đem nấu một nồi cháo gà bự chát. Thân gà th́ dâng lên cho mấy thằng công an trực; chân, đầu, cánh cổ, bộ ḷng th́ mấy thằng tù gặm. Tụi hắn c̣n nghĩ tới nồi cháo gà là của tao, đem cho tao một tô cháo lót dạ.

Vô pḥng giam, tụi hắn dẫn tao tới gặp thằng trưởng buồng to con, đen đủi, mặt bặm trợn. Hắn thấy tao ốm yếu thảm hại quá nên hỏi tao: “ Tội ǵ”. Tao có biết tao tội ǵ mà nói. “ Không có tội”. “ Vớ vẩn, không tội sao tụi nó bắt?” “ Ưa bắt giam th́ bắt , ai biết đâu!” “ X́ ke ma túy, trộm cướp, môi giới mại dâm, lừa đảo..chi cũng dính một thứ tụi nó mới bắt chứ. Thôi, không tội mà vô đây th́ cũng coi như là có tội. Bây giờ tui cử ông làm trưởng buồng vệ sinh, chịu không?”

Nghe như vậy, tao sướng quá, liền quỳ xuống lạy thằng trưởng buồng: “ Ôi, cám ơn Trời Phật, cám ơn ông. Từ nhỏ tới bây giờ, Bùi Giáng này chưa bao giờ có một chức vụ ǵ cả, chừ ông cho tui một chức vụ như thế này tui thật là hạnh phúc vô cùng. Con người ta, vệ sinh là việc vô cùng trọng đại. Tui làm trưởng buồng vệ sinh th́ ai cũng phải nghe lời tui. Mọi người phải đi tiêu, đi đái đúng chỗ nghe chưa.. 

Mấy đứa con nít nghe tao nói như rứa dạ rân làm tao khoái trá quá chừng chừng v́ tao thấy tao trở thành người quan trọng.”

Trong pḥng giam quá chật hẹp, mà lại giam nhiều người nên nóng quá sức. Ông cổi áo ra kê đầu, ở trần trùng trục nằm canh cửa cầu tiêu. Một chốc ông thiếp đi. Chợt ông cảm thấy mấy ṿi nước nóng đồng loạt tưới lên người ḿnh. Th́ ra, mấy thằng du côn rủ nhau đái lên người ông. Ông vùng dậy vừa mắng chưởi vừa vung cái áo quất vào tụi nó. Tụi nó chẳng sợ mà hè nhau đần ông một trận tơi tả nên thân.

Xế trưa ngày hôm sau, trường công an trại tạm giam cho người dẫn ông lên văn pḥng. Một người nào đó biết ông bị bắt giam vô cớ ở Trại tạm giam Thủ Đức, tức tốc đến gặp Ḥa thượng Thích Minh Châu, nguyên Viện trưởng Viện Đại Học Vạn Hạnh Sài g̣n, nhờ can thiệp. Người này mang lá thư viết tay của Thầy lên trại tạm giam, vào gặp trực tiếp trưởng trại đưa thư. Trong thư, Thầy nói ông Bùi Giáng trước đây là giáo sư Đại học, là nhà thơ, bị tâm thần nhẹ….Thấy nhà thơ họ Bùi chẳng có tội chi, lại thêm có thư tay của Thầy Minh Châu, trưởng trại nói với Bùi Giáng: “ Ông có tội gây rối trật tự trị an, đáng lư là phải giam ông vài tháng nhưng có người can thiệp nên chúng tôi tha. Ông là nhà thơ phải không? Nếu là nhà thơ th́ ông làm một bài thơ ca ngợi Bác, ca ngợi Đảng. Tui nghe lọt lổ tai th́ tui thả ông ra”.

“ Tao nghe được thả ra, tao quỳ xuống liền. Nghe làm thơ ca ngợi mới được tha, tao nói với viên Thiếu tá trưởng trại: “ Chi chơ làm thơ ca ngợi th́ tui làm hết sẩy, làm mười bài một lúc cũng được. Nhưng ông thông cảm. Từ sáng tới giờ tui chưa ăn chi cả, tui đói quá, làm thơ không được.”

Viên thiếu tá cười cười: “ Ông muốn ăn chi tui kêu người đem cho ông ăn”.

Bùi tiên sinh làm như người lên cơn, cằn lết trên hai đầu gối vội vàng tiến sát đến cạnh viên thiếu tá đang đứng dạng chân, chống nạnh. Ông đưa hai tay như gọng kềm bóp mạnh vào hạ bộ của ông thiếu tá: “ Tui muốn ăn cái này, ăn cái này”. Quá bất ngờ v́ chuyện xảy ra, viên thiếu tá la lên chói lói rồi vùng ra , đẩy Bùi Giáng ngă sóng soài trên nền xi măng, đạp thêm một đạp. “ Đồ điên. Đi. Đi cho khuất mắt”.
 

* *
 

“Tụi bay đọc truyện Thủy Hử, thấy phường thảo khấu Lương Sơn Bạc chưa. Ai đọc chuyện, xem phim, coi tuồng cũng nói họ là anh hùng Lương Sơn Bạc. Tao nghĩ mấy thằng du côn du đăng mà tau gặp trên trại tạm giam cũng là anh hùng. Tụi nó không theo lề thói đời thường, chống lại xă hội tầm thường để dành một chỗ đứng trong xă hội, rứa là anh hùng.

Mấy ông công an tao cho là anh hùng hơn tụi du côn du đăng. Có anh hùng hơn mới bắt giam được tụi kia chứ.

Suy cho cùng, tao là anh hùng nhất v́ tao đă trị được thằng sếp của tụi công an.”
 

Lê Duy Đoàn

Sài g̣n, 25/8/2013.
 

chân trần

art2all.net